Tình trạng lây nhiễm virus viêm gan c và các biện pháp đề phòng lây chéo tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai 2001-2006
Luận án Tình trạng lây nhiễm virus viêm gan c và các biện pháp đề phòng lây chéo tại khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai 2001-2006.Virus viêm gan C lây qua đường máu, gây ra bênh có hậu quả nghiêm trọng như viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan nguyên phát [27] [61] [161] [162] [170]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999 có khoảng 3% dân số thế’ giới bị nhiễm HCV [187]. Davis G.L dự tính vào năm 2008 ở Mỹ xơ gan và ung thư gan do HCV sẽ tăng 61-68%. Tỷ lê chết do viêm gan C tăng 223% nếu không được điều trị [72]. Một nghiên cứu khác ở Pháp dự đoán tỷ lê ung thư gan do Virus viêm gan C sẽ tăng từ 150-200% vào năm 2020 [77]. Cho đến nay, mặc dù có sự tiến bộ rất lớn trong kỹ thuật phát hiên Virus viêm gan C, bằng phản ứng huyết thanh và kỹ thuật sinh học phân tử, có độ nhạy và độ đặc hiệu ngày càng cao [2] [4] [24] [46] [73] [74] [91] , nhưng còn rất nhiều hạn chế’ trong công tác điều trị, đặc biệt trong công tác dự phòng rất khó khăn vì chưa có vacxin [5] [33] [45] [87] [104] [140]. Do vậy, việc giám sát dịch tễ, nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây truyền và các biện pháp đề phòng lây nhiễm là rất cần thiết, nhất là trong lĩnh vực thận nhân tạo.
Ngay từ những ngày đầu lọc máu, người ta đã chứng minh rõ ràng kỹ thuật này có một nguy cơ lây nhiễm rất cao với Virus viêm gan truyền qua đường máu, đặc biệt là Virus viêm gan C [28] [29] [36] [40] [53] [54]. Thập kỷ 90 trở về trước, bệnh nhân suy thận mạn, lọc máu chu kỳ tất cả phải truyền máu vì chưa có thuốc tăng hồng cầu, hơn nữa lúc đó các xét nghiệm sàng lọc máu, loại trừ HCV có độ nhạy và độ đặc hiệu chưa cao nên tỷ lệ lây nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu là rất trầm trọng. Theo Dussol B và CS (1995) tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tăng theo thời gian lọc máu. Mỗi năm tăng 10% [86]. Bệnh nhân truyền máu càng nhiều, tỷ lệ nhiễm HCV càng cao [9] [12] [86]. Một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả lại không hẳn như vậy. Năm 1995 Cendroglo N.B [59] thấy có 5-25% các bệnh nhân lọc máu chu kỳ không truyền máu cũng bị nhiềm HCV. Cũng như tác giả Nhật Bản đã báo cáo có 5-20% các bênh nhân lọc máu chu kỳ không truyền máu bao giờ cũng bị nhiễm HCV [96]. Nguyên nhân lây truyền ở những trường hợp này là lây chéo giữa các bênh nhân trong cùng đơn vị lọc máu bởi dụng cụ tiêm truyền, vât liêu dùng chung hay nhân viên y tế không thay găng khi tiếp xúc với bênh nhân mới [58] [59] [60]. Chính điều này đã giải thích tại sao các bênh nhân lọc màng bụng và lọc máu tại nhà có tỷ lê nhiễm HCV thấp hơn rất nhiều lần so với các bênh nhân lọc máu tại các trung tâm [86] [110] [111] [139]. Trên thế giới, các trung tâm lọc máu có tỷ lê nhiễm HCV rất khác nhau: cao nhất ở Châu Phi, Châu Á, và Đông Âu từ 30-90%, ở Mỹ, Pháp và các nước Tây Âu 5-30%. Các nước có tỷ lê nhiễm HCV thấp như Anh, úc, Phần Lan dưới 5% [76] [77] [78] [129]. Các đơn vị lọc máu ở Viêt Nam có tỷ lê nhiễm HCV rất cao. Tại khoa Thân nhân tạo Bênh viên Bạch Mai năm 2002 có Anti-HCV (+) là 57% [10]. Khoa đã áp dụng các biên pháp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới nhằm giảm tỷ lê lây nhiễm Virus viêm gan C trong đơn vị lọc máu: Thay truyền máu bằng tiêm thuốc tăng hồng cầu Erythropoetine, dùng kim lọc máu mọt lần, sử dụng núm lọc khí, kim thông khí riêng từng bênh nhân. Thay găng mới trước khi tiêm truyền, làm thủ thuât. Rửa máy, sát khuẩn máy sau mỗi ca lọc máu, vê sinh môi trường phòng lọc máu và sử dụng lại quả lọc theo đúng quy trình, đồng thời triển khai “Phòng lọc máu cách ly”. Để góp phần đánh giá tình trạng lây nhiễm Virus viêm gan C và hiêu quả của các biên pháp đề phòng lây chéo tại đơn vị lọc máu, đề tài nghiên cứu với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân lọc máu lần đầu tại khoa Thận nhân tạo Bênh viên Bạch Mai.
2. Xác định tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân lọc máu chu kỳ có truyền máu và không truyền máu.
3. Đánh giá hiêu quả đề phòng lây chéo Virus viêm gan C ở bênh nhân lọc máu chu kỳ.
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan
Các chữ viết tắt trong luận án Mục lục
Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ Danh mục các sơ đổ
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
Chương 1: TổNG QUAN 3
1.1. Virus viêm gan C (Hepatitis C Virus: HCV) 3
1.1.1. Lịch sử phát hiên virus viêm gan C 3
1.1.2. Hình thái cấu trúc và đặc tính của virus viêm gan C (HCV) 4
1.1.3 Các phương thức lây truyền của HCV 7
1.2. Diễn biến và hậu quả của nhiễm virus viêm gan C 13
1.3. Chuyển đổi huyết thanh của người bị nhiễm viêm gan C 16
1.4. Quan hê giữa hoạt đô ALT (Alanine Amino Transferasa) huyết thanh
và tình trạng nhiễm HCV ở bênh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ 18
1.5. Các kỹ thuật phát hiên HCV và ứng dụng trong chẩn đoán 20
1.5.1. Các phản ứng huyết thanh học phát hiên Anti – HCV 21
1.5.2. Kỹ thuật sinh học phân tử phát hiên virus viêm gan C (HCV) 24
1.5.3. Kỹ thuật các xét nghiêm trong chẩn đoán 26
1.5.4. Chiên lược sử dụng các xét nghiêm chẩn đoán HCV 29
1.6. Tình hình nhiễm HCV trên thế giới và Việt Nam hiên nay 30
1.6.1. Tình hình nhiễm HCV trên thế giới hiên nay 30
1.6.2. Tình hình nhiễm HCV ở Viêt Nam 32
1.7. Các phương thức lây nhiễm HCV trong đơn vị lọc máu và các biên
pháp đề phòng lây nhiễm 33
1.7.1 -Tình hình nhiễm HCV ở bênh nhân chạy thận nhân tạo 33
1.7.2. Các hình thức lây nhiễm HCV tại đơn vị lọc máu 35
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Bênh nhân lọc máu lần đầu 40
2.1.2. Bênh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bênh viên
Bạch Mai 40
2.1.3. Bênh nhân lọc máu chu kỳ tham gia nghiên cứu áp dụng biên pháp
can thiệp theo dõi dọc một năm 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả điều tra cắt ngang 42
2.2.2. Thiết kế’’ nghiên cứu can thiêp 43
2.2.3. Thu thập mẫu máu và bảo quản mẫu 44
2.2.4. Sinh phẩm và hoá chất 44
2.2.5. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu 45
2.2.6. Phân tích, xử lý số liêu 49
2.2.7. Các biên pháp hạn chế” sai số 49
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 51
3.1. Tình hình nhiễm Virus viêm gan c ở bênh nhân suy thận được lọc máu
lần đầu 51
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
3.1.2. Tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân lọc máu lần đầu theo nhóm tuổi 53
3.1.3. Tỷ lê nhiễm HCV ở bênh nhân suy thận lọc máu lần đầu theo nguyên
nhân lọc máu 54
3.1.4. Tỷ lê nhiễm HCV theo tình trạng truyền máu 55
3.2. Tình hình nhiễm Virus viêm gan c ở bênh nhân lọc máu chu kỳ 55
3.2.1. Đặc điểm chung 55
3.2.2. Mối liên quan giữa nhiễm HCV với thời gian lọc máu ở bênh nhân
lọc máu chu kỳ 59
3.2.3. Mối liên quan giữa nhiễm HCV và truyền máu ở bênh nhân lọc máu
chu kỳ 62
3.2.4. Mối liên quan giữa nhiễm HCV và men gan ở bênh nhân suy thận
mạn lọc máu chu kỳ 65
3.2.5. Xác đinh HCV-RNA ở bênh nhân lọc máu chu kỳ có Anti-HCV(+)
bằng kỹ thuật RT-PCR 66
3.3. Hiệu quả của các biên pháp đề phòng lây chéo Virus viêm gan c ở bênh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo bệnh viện bạch mai
2001 – 2006 . 67
Chương 4: BÀN LUẬN 72
4.1. Tình hình nhiễm Virus viêm gan c ở bệnh nhân lọc máu lần đầu tại
khoa thận nhân tạo – bệnh viện bạch mai 72
4.2. Tình hình nhiễm Virus viêm gan c ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu
chu kỳ 75
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 75
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ liên quan với thời
gian lọc máu 76
4.2.3. Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ liên quan đến truyền
máu và không truyền máu 81
4.2.4 Mối liên quan giữa hoạt đô men gan và tình trạng nhiễm Virus viêm
gan C ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ 84
4.2.5. Hiệu quả đề phòng lây nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại
khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai 2001 – 2006 86
4.3. Chiến lược kiểm soát lây nhiễm Virus viêm gan c và các biện pháp đề
phòng lây chéo ở các đơn vi lọc máu 97
KẾT LUẬN 100
KIẾN NGHỊ 101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC