TÌNH TRẠNG NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, YẾU TỐ NGUY CƠ, HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TÌNH TRẠNG NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, YẾU TỐ NGUY CƠ, HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG MỘT SỐ THUỐC ĐÁNH RĂNG CHỐNG NHẠY CẢM NGÀ.Nhạy cảm ngà là cơn đau nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà bị lộ khi gặp các kích thích ngoại lai như: kích thích nhiệt, thổi hơi, cọ xát, thẩm
thấu hay hoá học mà không do bệnh lý hoặc khiếm khuyết răng miệng nào khác và ở răng bình thường thì mức kích thích đó không đủ gây đau (ADHA, 2001). Ngày nay, theo sau tỉ lệ bệnh sâu răng giảm và kiểm soát tốt bệnh viêm quanh răng, thì những vấn đề gây khó chịu đến sức khỏe răng miệng như nhạy cảm ngà đang là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Răng Hàm Mặt [1], [2]. Mặc dù vậy, nhưng phần lớn bệnh nhân không điều trị do không cho rằng nhạy cảm ngà là một vấn đề sức khỏe quan trọng, bỏ qua các triệu chứng nhạy cảm ngà. Mặt khác theo tuyên ngôn Alma Alta 1978 và WHO đã định nghĩa: “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể xác, tinh thần, và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay tật”. Nhạy cảm ngà không ảnh hưởng toàn thân trầm trọng, không đưa đến các biến chứng nguy hại cho sức khoẻ con người, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, đến sự thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội của cá nhân và cộng đồng. Nhạy cảm ngà không được điều trị có thể dẫn đến các thay đổi về hành vi để tránh đau như bỏ qua hay né tránh việc vệ sinh răng miệng, không tuân thủ sự hướng dẫn chăm sóc răng miệng và e ngại đi khám răng miệng, dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ mắc thêm vấn đề răng miệng khác [3].
Theo y văn trên thế giới và trong nước, nhạy cảm ngà liên quan rất nhiều đến sang thương vùng cổ răng và tình trạng tụt lợi. Ngược lại, tụt lợi và mất
men răng vùng cổ, lộ ngà, hở xê-măng chân răng đều có góp phần vào sự phổ biến của tình trạng nhạy cảm ngà [4]. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp chẩn đoán nhạy cảm ngà, việc lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp tùy thuộc vào đặc điểm nhạy cảm ngà của từng quốc gia, mục tiêu nghiên cứu, hiệu quả sử dụng cũng như quy mô của cơ sở điều trị [5],[6]. 2
Nhiều biện pháp điều trị nhạy cảm ngà được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng. Cách điều trị từ đơn giản là tự dùng sản phẩm tại nhà nhằm bít kín các ống ngà hoặc ngăn ngừa sự dẫn truyền thần kinh, ngăn được đáp ứng đau đếnđiều trị phức tạp là thủ thuật, phẫu thuật tại phòng khám chuyên sâu RHM.
Trên thế giới đã có các nghiên cứu cơ bản, các thử nghiệm lâm sàng, khảo sát dịch tễ học tình trạng sức khỏe răng miệng, đánh giá các yếu tố nguy cơ, nhu cầu và yêu cầu điều trị cũng là những hướng nghiên cứu được chú trọng, trong đó có tình trạng nhạy cảm ngà răng, các yếu tố nguy cơ, khả năng dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà đang rất được quan tâm [6]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà đã được
thực hiện, như Nguyễn Thị Từ Uyên khảo sát trên sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [7], Tống Minh Sơn khảo sát trên cán bộ, công nhân công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh [8], và trên nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội [9]. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy nhạy cảm ngà răng là một tình trạng phổ biến và cần được quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện trên một nhóm đối tượng đặc thù riêng, chưa đại diện được cho cộng đồng , việc dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà bằng thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà chưa được phân tích sâu cùng với việc xây dựng qui trình cụ thể để bệnh nhân có thể áp dụng dễ dàng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả tình trạng, tỷ lệ nhạy cảm ngà và một số yếu tố nguy cơ ở thành phố Hồ Chí Minh (nội thành và ngoại thành) từ 6/2013 – 11/2015.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng của bốn loại thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
I. BÀI BÁO KHOA HỌC
1. Đoàn Hồ Điệp, Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012). Nhạy cảm ngà răng ở đối tượng 18 đến 28 tuổi có nhu cầu tẩy trắng răng tại nhà. Tạp chí Nghiên cứu Y học – Journal of Medical Research , 80(4), 2012:72-26.
2. Đoàn Hồ Điệp, Ngô Đồng Khanh, Ngô Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Thị Thư, Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2013). Hiệu quảgiảm nhạy cảm ngà của kem đánh răng chứa Potassium Nitrate 5% vàSodium Fluoride 0,221% trong tẩy trắng răng. Tạp chí Y học Thành phốHồ Chí Minh 17(Phụ bản của số 2), 2013: 131 – 137.
3. Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2014). Nhạy cảm ngà dịch tễ – phân bố – yếu tố nguy cơ. Cập nhật nha khoa 2014: 35-39.
4. Phạm Kim Anh, Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2015).Tình trạng ê buốt răng ở người trưởng thành và một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 93(1)2015: 16-23.
5. Hoàng Đạo Bảo Trâm, Trần Ngọc Phương Thảo (2015). Tỷ lệ và phân bốnhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh.Tạp chí Nghiên cứu Y học, 93(2) 2015:16-23.
II. BÁO CÁO HỘI NGHỊ:
1. Hội nghị KHKT RHM tháng 4/2015, tại Đại học Y Dược TpHCM: Tỷ lệ,mức độ và phân bố nhạy cảm ngà răng ở người trưởng thành tại thànhphố Hồ Chí Minh.
2. Hội nghị Hội nghiên cứu nha khoa Quốc tế International Association forDental Research (IADR) Southeast Asian Division tại Bali, 14-15/8/2015: Prevalence, Severity and Distribution of DentineHypersensitivity at HoChiMinh City, Trần Ngọc Phương Thảo, PhạmKim Anh, Hoàng Đạo Bảo Trâm
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất