Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất
Luận văn thạc sĩ y học Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao năm 2015.Miệng là cửa ngõ của đường hô hấp và tiêu hóa, vì vậy là nơi chịu nhiều sự tác động của môi trường bên ngoài. Đặc biệt khi đó là một môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ (môi trường axit) thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như mòn răng, viêm quanh răng, khô miệng, nhạy cảm ngà…
Nhạy cảm ngà là vấn đề răng miệng khá pho biến, theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ nhạy cảm ngà gặp khoảng 3 – 57% dân số [1], [2], [3], [4]. Trong khi tỷ lệ này ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường axit là 80% [5].
Nghiên cứu của Chikte UM năm 1998 [6] tiến hành trên các công nhân mỏ tại Nam Phi, ở đây các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với hơi axit sulfuric trong môi trường làm việc thấy tỉ lệ nhạy cảm ngà là 66%. Nghiên cứu của Chikte UM, Josie-Perez AM năm 1999 [7] tiến hành tại 1 nhà máy mạ kẽm ở Johannesburg, Nam Phi cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm công nhân tiếp xúc với axit sulíuric là 48%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm công nhân không tiếp xúc với axit sulfuric là 31% (p = 0,02). Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhạy cảm ngà, trong đó hay gặp nhất là mòn răng. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường axit, nguy cơ mòn răng cũng tăng lên. Vì vậy, tình trạng nhạy cảm ngà cũng trầm trọng hơn ở các đối tượng này. Tại Nhật Bản, mòn răng do tiếp xúc với axit và các triệu chứng của nó đã được coi là bệnh răng miệng nghề nghiệp từ năm 1992 [8]. Sự ăn mòn răng nhận thấy ở công nhân tiếp xúc với axit vô cơ là 63%, với axit hữu cơ là 50%, trong khi ở nhóm chứng chỉ có 25% [9]. Sự ăn mòn răng cũng tăng lên theo số năm làm việc, tỷ lệ người lao động có ăn mòn răng sau 10 – 14 năm làm việc là 42,9%, sau 15 – 19 năm là 57,1%, sau 20 năm là 66,7% và với 22,5% cho tổng số lao động [8]. Một số nghiên cứu cũng cho thấy khói axit trong không khí nơi làm việc làm gia tăng tỷ lệ của túi nha chu. M Tuominen nghiên cứu trên 170 công nhân, 82 người đang làm việc trong các phòng ban có chứa hơi axit, 88 người thuộc nhóm chứng chưa bao giờ làm việc trong điều kiện như vậy. Kết quả có 36,9% số người thuộc nhóm tiếp xúc với hơi axit có túi nha chu, 30,9% số người thuộc nhóm chứng có túi nha chu [10].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Anh ở công ty co phần hóa chất Việt Trì cho thấy chỉ số mòn răng trung bình của nhóm nghiên cứu là 0. 76 ± 0,45, trong khi ở nhóm chứng chỉ có 0,21 ± 0,12 [11]. Nhưng nghiên cứu này không đánh giá về tình trạng nhạy cảm ngà ở công nhân tiếp xúc với hóa chất. Nhạy cảm ngà ngày càng pho biến và ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, việc khám phát hiện nhạy cảm ngà và đưa ra được những hướng xử trí cũng như dự phòng thích hợp, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao là rất quan trọng.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà răng, như nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm [12], nghiên cứu của tác giả Tống Minh Sơn [4], nhưng nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà ở những đối tượng đặc biệt như làm việc trong môi trường axit còn rất ít. Vì vậy nhằm đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà ở những đối tượng này để có những hướng dự phòng thích hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao năm 2015” với 2 mục tiêu:
1. So sánh tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà nói trên.
Tài liệu tham khảo Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao năm 2015
4. Tống Minh Sơn (2010). Tong quan về nhạy cảm ngà răng. Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế.
11. Vũ Thị Ngọc Anh (2013). Tạp chí hoạt động KHCNAn toàn- Sức khỏe và môi trường lao động, 1,2,3.
12. Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012). Nhạy cảm ngà răng ở đối tượng 18 đến 28 tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(4), 72 – 76.
76. Nguyễn Quốc Việt, Ngô Đồng Khanh (2009). Hút thuốc lá và tình trạng nha chu ở nam giới 35 – 44 tuổi quận 5, tp. Hồ chí minh năm 2007. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(2).
MỤC LỤC Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao năm 2015
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. T ổng quan về nhạy cảm ngà 3
1.1.1. Định nghĩa nhạy cảm ngà 3
1.1.2. Cơ chế của nhạy cảm ngà 5
1.1.3. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà 7
1.1.4. Chan đoán nhạy cảm ngà 13
1.2. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà 14
1.2.1. Đo bằng kích thích hóa học 15
1.2.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh 15
1.2.3. Đo bằng kích thích nước lạnh 15
1.2.4. Đo bằng kích thích nhiệt điện 16
1.2.5. Đo bằng kích thích điện 16
1.2.6. Đo bằng kích thích cơ học 16
1.3. Chiến lược kiểm soát nhạy cảm ngà răng 17
1.3.1. Kiểm soát tại nhà 17
1.3.2. Điều trị bằng phương pháp hóa học 18
1.3.3. Điều trị bằng laser 19
1.3.4. Máng nhai 19
1.3.5. Vật liệu phục hồi 19
1.3.6. Điều trị tủy 20
1.3.7. Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng 20
1.4. Các biện pháp dự phòng 20
1.5. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam 21
1.5. Một số đặc điểm về Công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao . 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu 26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 29
2.3.1. Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo mẫu phiếu đã xây dựng trước . 29
2.3.2. Khám lâm sàng 29
2.4. Sai số và biện pháp khống chế sai số 32
2.4.1. Sai số thu thập thông tin 32
2.4.2. Sai số nhớ lại 32
2.5. Xử lý số liệu 33
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 34
3.2. Tình trạng nhạy cảm ngà 36
3.2.1. Sự khác biệt về tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm tiếp xúc và nhóm
không tiếp xúc với axit ăn mòn 36
3.2.2. Tỷ lệ nhạy cảm ngà theo giới ở 2 nhóm 36
3.2.3. Phân bố tỷ lệ NCN theo độ tuổi của nhóm nhóm tiếp xúc và nhóm
không tiếp xúc với axit 37
3.2.4. Phân bố tỷ lệ NCN theo tuối nghề của nhóm tiếp xúc axit và nhóm
không tiếp xúc axit 38
3.2.5. Tính chất thường xuyên của nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 39
3.2.6. Các loại kích thích gây nhạy cảm ngà hay gặp nhất ở nhóm tiếp
xúc axit và nhóm không tiếp xúc axit 40
3.2.7. Thời gian mắc nhạy cảm ngà ở nhóm tiếp xúc axit và nhóm không
tiếp xúc axit 41
3.2.8. Vị trí nhạy cảm ngà ở nhóm tiếp xúc axit và nhóm không tiếp xúc axit42
3.2.9. Mức độ nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 43
3.2.10. Phân bố số lượng và mức độ mặt răng nhạy cảm ngà theo tuối
nghề của nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc axit 44
3.2.11. Vị trí nhạy cảm ngà đánh giá theo từng nhóm răng 45
3.2.12. Vị trí và mức độ mòn răng của nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc axit .. 46
3.3. Nhạy cảm ngà và các yếu tố liên quan 47
3.3.1. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và tật nghiến răng 47
3.3.2. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và kỹ thuật chải răng 48
3.3.3. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và bệnh lý dạ dày ở 2 nhóm … 49
3.3.4. Thói quen ăn đồ chua và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 50
3.3.5. Thói quen dùng nước uống có gas và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm. 51
3.3.6. Thói quen hút thuốc lá và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 52
3.3.7. Thói quen ăn đồ cứng và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 52
3.3.8. Số lần chải răng trong ngày và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm .. 53
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đối tượng nghiên cứu 54
4.2. Phương pháp nghiên cứu 54
4.3. Môi trường lao động 55
4.4. Tình trạng nhạy cảm ngà 55
4.4.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà 55
4.4.2. Tỷ lệ nhạy cảm ngà theo giới của nhóm TX và nhóm KTX 56
4.4.3. Phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà theo độ tuổi của nhóm TX và nhóm KTX .. 57
4.4.4. Phân bố tỷ lệ NCN theo tuổi nghề của nhóm TX và nhóm KTX 58
4.4.5. Tính chất thường xuyên của nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 59
4.4.6. Các loại kích thích gây nhạy cảm ngà hay gặp nhất ở 2 nhóm …. 59
4.4.7. Thời gian mắc nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 61
4.4.8. Vị trí nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 62
4.4.9. Mức độ nhạy cảm ngà 62
4.4.10. Phân bố số lượng và mức độ nhạy cảm ngà theo tuổi nghề của
nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc axit 63
4.4.11. Vị trí nhạy cảm ngà đánh giá theo từng nhóm răng 63
4.4.12. Vị trí và mức độ mòn răng của nhóm tiếp xúc và nhóm không
tiếp xúc axit 64
4.5. Nhạy cảm ngà và các yếu tố liên quan 65
4.5.1. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và tật nghiến răng 65
4.5.2. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và kỹ thuật chải răng 66
4.5.3. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và bệnh lý dạ dày thực quản ở 2 nhóm. 66
4.5.4. Thói quen ăn đồ chua và tình trạng nhạy cảm ngà 67
4.5.5. Thói quen dùng nước uống có gas và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm . 68
4.5.6. Thói quen hút thuốc và tình trạng nhạy cảm ngà 68
4.5.7. Dạng thức ăn thường dùng và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 69
4.5.8. Số lần chải răng trong ngày và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm … 69
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc axit theo lứa tuối …. 34
Bảng 3.2. Phân bố nhóm TX và nhóm KTX theo giới tính 35
Bảng 3.3. Phân bố nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc theo tuối nghề 35
Bảng 3.4. Sự khác biệt về tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm tiếp xúc và nhóm
không tiếp xúc với axit 36
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhạy cảm ngà theo giới ở nhóm tiếp xúc và nhóm không
tiếp xúc với axit 36
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ NCN theo độ tuối của nhóm nhóm tiếp xúc và
nhóm không tiếp xúc với axit 37
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ NCN theo tuối nghề của nhóm tiếp xúc axit và
nhóm không tiếp xúc axit 38
Bảng 3.8. Tính chất thường xuyên của nhạy cảm ngà: 39
Bảng 3.9. Các kích thích gây nhạy cảm ngà hay găp 40
Bảng 3.10. Thời gian mắc nhạy cảm ngà ở nhóm tiếp xúc axit và nhóm
không tiếp xúc axit 41
Bảng 3.11. Vi trí nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 42
Bảng 3.12. Mức độ nhạy cảm ngà của 2 nhóm 43
Bảng 3.13. Vi trí nhạy cảm ngà đánh giá theo từng nhóm răng 45
Bảng 3.14. Vi trí mòn răng 46
Bảng 3.15. Mức độ mòn răng 46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và tật nghiến răng ở 2 nhóm . 47
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và kỹ thuật chải răng ở 2 nhóm . 48
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhạy cảm ngà và bệnh lý dạ dày ở 2 nhóm . 49
Bảng 3.19. Thói quen ăn đồ chua và tình trang nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 50
Bảng 3.20. Thói quen dùng nước uống có gas và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm. 51
Bảng 3.21. Thói quen hút thuốc lá và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm … 52
Bảng 3.22. Thói quen ăn đồ cứng và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm 52
Bảng 3.23. Số lần chải răng trong ngày và tình trạng nhạy cảm ngà ở 2 nhóm . 53
Phân bố số lượng và mức độ mặt răng nhạy cảm ngà theo tuối
nghề của nhóm tiếp xúc và nhóm không tiếp xúc axit 44
Hình 1.1. Các cơ chế nhạy cảm ngà 6
Hình 1.2. Thuyết thủy động lực học 7
Hình 1.3. Mòn mặt nhai do sự ăn mòn 8
Hình 1.4. Mòn cổ răng do lực uốn 8
Hình 1.5. Mòn răng do chải răng không đúng kĩ thuật 9
Hình 1.6. Mòn răng do tật nghiến răng 10
Hình 1.7. Mòn răng do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản 11
Hình 1.8. Tụt lợi gây nhạy cảm ngà 12
Hình 1.9. Phương pháp chải răng đúng kĩ thuật 21
Hình 2.1. Máy Yaple đo nhạy cảm ngà 31