TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRÊN SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NĂM 2015

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRÊN SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NĂM 2015

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRÊN SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NĂM 2015.Bệnh sâu răng và bệnh nha chu đã từ lâu được xem là gánh nặng của ngành y tế và ảnh hưởng trong suốt đời người bệnh. Theo nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2015, khoảng 3- 5 tỷ người trên toàn thế giới có vấn đề về răng miệng, chủ yếu là sâu răng không được điều trị ở hệ răng sữa và răng vĩnh viễn, bệnh nha chu nặng, mất răng toàn bộ và mất răng nặng (còn từ 1 đến 9 răng trên cung hàm)[82]. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang đối mặt với tỷ lệ sâu răng cao.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng (SKRM) toàn quốc năm 2001 [14], tỷ lệ bệnh sâu răng chiếm hơn 50% người Việt Nam, trong đó ở người từ 18 đến 34 tuổi, tỷ lệ bệnh sâu răng chiếm 75,2%. Đa số người dân vùng nông thôn bị sâu răng đều không được điều trị. Đồng thời, theo phân tích gộp các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩn và cộng sự (cs) [2] trên lứa tuổi 35 – 44 ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ vôi răng rấtcao (97% -100%), có 7% – 25% những người sống thành thị và khoảng 2% nhữngngười sống ở nông thôn có túi nha chu sâu [2].


Một số nguyên nhân gây bệnh sâu răng và bệnh nha chu đã được biết đến, như (i) mảng bám vi khuẩn và (ii) các yếu tố nguy cơ do lối sống cá nhân: vệ sinh răngmiệng (VSRM) chưa đúng, sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, hành vi có hại sức khỏe và căng thẳng tinh thần. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi
sức khỏe có thể dự phòng và thay đổi được [44]. Do đó, bệnh sâu răng và bệnh nha chu có thể ngăn ngừa bằng các can thiệp thay đổi hành vi ở cấp độ cá nhân. Các chương trình giáo dục SKRM truyền thống bằng cách cung cấp kiến thức qua lời khuyên cho đến nay chỉ cải thiện được kiến thức, vẫn còn hạn chế trong việc cải thiện hành vi và kết quả lâm sàng [55],[161]. Vì vậy, thực hành chăm sóc răng miệng cần có phương pháp hiệu quả để giúp những người có SKRM kém thay đổi hành vi. Theo tác giả Glanz và cộng sự [61] cho rằng một chương trình giáo dục sức khỏe (GDSK)được thiết kế dựa trên lý thuyết hành vi sức khỏe có nhiều khả năng thành công hơn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hành vi sức khỏe có thể thay đổi dựa trên2các chương trình can thiệp tác động lên nhận thức như niềm tin, mong đợi kết quả và có mục tiêu [83],[113] ,[152]. Ví dụ như một số chương trình can thiệp trong cộngđồng và trường học được thực hiện nhằm cải thiện kiến thức, thái độ và hành vi liênquan với SKRM [26],[153]. Trong đó, chương trình giáo dục SKRM thiết kế phù hợptừng cá nhân đã được chứng minh là có hiệu quả lâu dài trong việc cải thiện hành vi VSRM [79].
Tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng của quá trình trưởng thành. Trách nhiệm của bản thân trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng bắt đầu hình thành ở độ tuổi này và quyết định tình trạng SKRM trong tương lai [125]. Sinh viên (SV)đại học là đối tượng đích quan trọng đối với các can thiệp trong nha khoa phòng ngừa.Nhiều SV rời khỏi gia đình khi bước vào các trường đại học và có cuộc sống độc lậpvà tự chăm sóc bản thân mình [56]. Đây là một điểm quan trọng cho các can thiệptrong nha khoa phòng ngừa. Tuy nhiên, hầu như các chương trình đều thực hiện ở trẻ em [4], [10],[13] [26],[27] rất ít các nghiên cứu của lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là nhóm đối tượng SV các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam.
Kết quả từ một nghiên cứu trên 3.575 SV năm nhất trường Đại học Sài Gòn năm 2011 cho thấy có 71,9% bị sâu răng, trung bình Sâu Mất Trám (SMT-R) là 2,8 (trong đó trung bình răng sâu là 2,29; trung bình răng trám là 0,43 và trung bình răng mất là 0,17) và 91,2% có vấn đề về nha chu [7]. Kết quả này không những nói lên mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng và bệnh nha chu mà còn cho thấy sự hạn chế trong hành vi VSRM, ít tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc răng miệng của đối tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này còn rất hạn chế, các thông tin về kiến thức, hành vi về SKRM và các yếu tố liên quan với tình trạng sức khỏe răng vẫn chưa được khai thác. Do đó, vấn đề được đặt ra là (1) tình trạng SKRM của SV Đại học Sài Gòn năm 2015 như thế nào? (2) Các yếu tố nào liên quan đến tình trạng SKRM ở đối tượng này? (3) Và liệu chương trình can thiệp nâng cao SKRM tác động lên hành vi chăm sóc răng miệng của SV ở trường đại học có hiệu quả không? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sức khỏe răng miệng, xác định các yếu tố liên quan và hiệu quả chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sài Gòn năm 2015.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sài Gòn năm 2015.
1.1. Xác định số trung bình Sâu Mất Trám về tình trạng bệnh sâu răng (chỉ số SMT-R và chỉ số nha chu trong cộng đồng).
1.2. Xác định các yếu tố liên quan đến chỉ số sâu mất trám, chỉ số nha chu trong cộng đồng: (i) tình trạng kinh tế – xã hội, (ii) kiến thức và hành vi liên quan sức khỏe răng miệng.
2. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe răng miệng trên sinh viên năm thứ nhất giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau 3 tháng can thiệp.
2.1 Hiệu quả trực tiếp: sự thay đổi hành vi tự chăm sóc răng miệng (thói quen chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và đi điều trị răng).
2.2 Hiệu quả gián tiếp: sự thay đổi chỉ số lâm sàng (chỉ số SMT-R, chỉ số mảng bám và chỉ số nướu

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ ANH -VIỆT ………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ…………………………………………………………………vi
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………….4
1.1. Khái quát về sức khỏe răng miệng ………………………………………………………………………4
1.2. Can thiệp thay đổi hành vi chăm sóc răng miệng…………………………………………………21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….35
2.1 Nghiên cứu giai đoạn 1: Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên
quan.……………………………………………………………………………………….35
2.2 Nghiên cứu giai đoạn hai: Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nâng cao sức
khỏe răng miệng sau 3 tháng can thiệp……………………………………………………………………..46
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………………………..60
2.4 Tóm tắt thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………61
Chương 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………………………63
3.1 Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan ………………………………………63
3.2 Hiệu quả chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng sau 3 tháng can thiệp…………..95
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………104
4.1 Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan …………………………………….104
4.2 Đánh giá hiệu quả chương trình nâng cao sức khỏe răng miệng sau 3 tháng can thiệp
……………………………………………………………………………………………118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………138DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra về sức khỏe răng miệng ……………………………….PL1
Phụ lục 2. Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng…………………………………………….PL10
Phụ lục 3. Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng…………………………………………….PL11
Phụ lục 4. Bản thông tin giới thiệu nghiên cứu…………………………………………….PL13
Phụ lục 5. Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu………………………………………..PL15
Phụ lục 6. Định nghĩa biến số và giá trị biến số trong nghiên cứu ………………….PL16
Phụ lục 7. Minh họa trình tự phân bố ngẫu nhiên theo block …………………………PL22
Phụ lục 8. Bảng kế hoạch thay đổi hành vi………………………………………………….PL23
Phụ lục 9. Phiếu đăng ký thay đổi hành vi…………………………………………………..PL24
Phụ lục 10. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu……………………………….PL25
Phụ lục 11. Danh sách sinh viên tham gia can thiệp thay đổi hành vi……………..PL31
Phụ lục 12. Phiếu chấp thuận của hội đồng y đức ……………………………………….PL

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment