Tình trạng tăng thẩm thấu tăng đường huyết, nguyên lý nội khoa
Nhiễm ceton do đái tháo đường (DKA) và tình trạng tăng thẩm thấu tăng đường huyết (HHS) là những biến chứng cấp tính của đái tháo đường (DM).
DKA chủ yếu trên những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 và HHS thường gặp trên những bệnh nhân Đái tháo đường type 2. Cả hai type đều liên quan thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối, giảm thể tích, và thay đổi tri giác.
Nguyên nhân
Thiếu insulin tương đối và không đủ lượng dịch nhập là nguyên nhân chính của HHS. Tăng đường huyết gây lợi niệu thẩm thấu dẫn đến giảm thể tích nội mạch tuyệt đối. HHS thường được thúc đẩy bởi các bệnh lý nặng kèm theo, như nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm trùng huyết và gắn với tình trạng ngăn cản hấp thu nước.
Bảng. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TRONG NHIỄM TOAN CETON DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (DKA) VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT (HHS) (GIỚI HẠN ĐIỂN HÌNH NÊU BÊN DƯỚI)
aNhững thay đổi lớn xảy ra trong quá trình điều trị DKA.
bMặc dù nồng độ trong huyết tương có thể bình thường hoặc tăng, nhưng tổng lượng dự trữ trong cơ thể luôn giảm.
cNhững thay đổi lớn trong quá trình điều trị.
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, khát nhiều, và thay đổi tình trạng tri giác, từ lơ mơ đến hôm mê. Chú ý không có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và thở kiểu Kussmaul đặc trưng cho DKA. Thường gặp trên những bệnh nhân lớn tuổi có tiền căn vài tuần trước đó tiểu nhiều, sụt cân và giảm ăn uống . Các đặc điểm về cận lâm sàng được tóm tắt trong Bảng.
Ngược với DKA, toan hóa và nhiễm ceton máu thường không có; tuy nhiên, anion gap tăng nhẹ có thể do toan acid lactic, và lượng ceton trung bình trong nước tiểu có thể do nhịn đói. Điển hình có tăng azot máu trước thận.
Mặc dù natri huyết thanh đo được có thể bình thường hoặc tăng nhẹ, natri huyết thanh được điều chỉnh thường tăng [cộng thêm 1.6 meq vào lượng natri đo được với mỗi 5.6-mmol/L (100-mg/dL) tăng đường huyết thanh. HHS, thậm chí khi được điều trị thích hợp, vẫn có tỷ lệ tử vong đáng kể (đến 15%), được giải thích một phần do bệnh lý kèm theo và tuổi của bệnh nhân.
Điều trị tình trạng tăng áp lực thẩm thấu tăng đường huyết
Nên tìm kiếm nguyên nhân và điều trị. Bù đủ dịch bằng đường tĩnh mạch (1-3 L dung dịch normal saline 0.9% trong 2-3 giờ đầu) để ổn định tình trạng huyết động. Nên bù lượng nước tự do thiếu tính toán được (thường 9-10 L) trong 1-2 ngày kế tiếp, khởi phát ban đầu bằng dung dịch saline 0.45% sau đó chuyển sang dung dịch dextrose 5%. Tránh bù dịch nhanh quá mức để ngừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng thần kinh. Thường cần bù đủ Kali. Đường huyết tương có thể giảm nhanh chóng chỉ với bù nước, mặc dù cần dùng thêm liệu pháp insulin với 1 liều bolus tĩnh mạch 0.1 đơn vị/kg theo sau tốc độ truyền cố định (0.1 đơn vị/kg mỗi giờ). Nếu đường huyết thanh không giảm, tốc độ truyền insulin nên tăng gấp đôi. Nên thêm Glucose vào dịch truyền tĩnh mạch và giảm tốc độ truyền insuline khi đường huyết tương giảm còn 13.9 mmol/L (250 mg/dL). Truyền insulin nên được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân ăn được và có thể chuyển sang tiêm insulin dưới da.