TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ MỘT SỐ XÃ NGHÈO CỦA HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ MỘT SỐ XÃ NGHÈO CỦA HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ MỘT SỐ XÃ NGHÈO CỦA HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA NĂM 2018
Hoàng Nguyễn Phương Linh1,, Nguyễn Song Tú1, Nguyễn Thúy Anh 
Thiếu kẽm và thiếu vitamin A là vấn đề về sức khỏe trên toàn thế giới, đặc biệt ở Việt Nam. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 414 phụ nữ ở độ tuổi 15-35 tuổi tại một số xã nghèo của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để đánh giá tình trạng thiếu kẽm (ZD) và thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS). Kết quả cho thấy tỷ lệ ZD và VAD -TLS lần lượt là 88,2 % và 3,1%, nguy cơ VAD-TLS là 36,5%. Tỷ lệ ZD của phụ nữ thuộc nhóm 25 – 35 tuổi (91,7%) cao hơn nhóm 15 – 24 tuổi (84,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (YNTK). Giá trị trung bình hàm lượng retinol huyết thanh và tỷ lệ VAD-TLS và nguy cơ VAD-TLS có sự khác biệt có YNTK giữa 2 và 4 nhóm tuổi. Tỷ lệ ZD và VAD-TLS và nguy cơ VAD-TLS của phụ nữ có sự khác biệt giữa các xã (p<0,01). Từ kết quả trên cho thấy thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, cần tiến hành một biện pháp can thiệp hiệu quả để cải thiện tình trạng thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các vùng nghèo, khó khăn.

Hệ thống phòng thủ miễn dịch liên tục bảo vệ cơ thểcon người khỏi sự tấn công và xâm chiếm của các mầm bệnh từ bên ngoài[1].Các tế bào miễn dịch cần được nuôi dưỡng qua việc cung  cấp  đầy  đủ  năng  lượng  và  vi  chất  dinh dưỡng nhằm duy trì và biểu hiện của phản ứng miễn dịch[1]. Kẽm là một trong những vi chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch [1].Cơ thể con người không thể dự trữ kẽm vì  thế  mà  việc  thiếu  hụt  có  thể  phát  sinh  rất nhanh  chóng, bởichế độ ăn uống chưa hợp lý. Sự thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng tới việc duy trì  các  rào cản và phát triển của hệ thống miễn dịchdẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, ngoài ra kẽm còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt kẽm trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy, viêm phổi, sốt rét, bệnh sởi, rối loạn chức năng nhận thức, suy giảm thể chất và thị lực. Ngoài kẽm, vitamin A (VA) có chức năng chống viêm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống miễn dịch, cụ thể là phản ứng miễn dịch tế bào và phản ứng miễn dịch dịch thể 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment