TÌNH TRẠNG VITAMIN A CỦA HỌC SINH NỮ 11-13 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI

TÌNH TRẠNG VITAMIN A CỦA HỌC SINH NỮ 11-13 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI

TÌNH TRẠNG VITAMIN A CỦA HỌC SINH NỮ 11-13 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI
Hoàng Nguyễn Phương Linh1,, Nguyễn Song Tú1, Nguyễn Thúy Anh1, Trần Thúy Nga1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Từ nhiều thập kỷ qua, thiếu vitamin A đang là mối quan tâm lớn về dinh dưỡng ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành năm 2018 trên 461 học sinh nữ 11 – 13 tuổi có chỉ số Zscore chiều cao theo tuổi (HAZ) < -1, để xác định tình trạng thiếu vitamin A (VAD) tại 2 huyện của tỉnh Yên Bái. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (VAD-TLS) ở học sinh nữ là 5,2%, ở mức thấp có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Nhưng tỷ lệ nguy cơ và VAD-TLS là 39,9% ở mức rất cao và cao nhất ở dân tộc H’mông (47,4%), tiếp theo là dân tộc Tày (38,8%), dân tộc Dao (35,1%). Tỷ lệ VAD-TLS, nguy cơ VAD-TLS và nồng độ retinol trung bình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (YNTK) giữa 3 nhóm tuổi. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở học sinh nữ 11-13 tuổi tại Yên Bái ở mức thấp, nhưng vẫn cần lưu tâm bởi tình trạng nguy cơ thiếu vitamin A rất cao, đặc biệt học sinh suy dinh dưỡng (SDD) và nguy cơ SDD thấp còi.

Vitamin A là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong một loạt các quá trình sinh lý, bao gồm: thị giác, phản ứng miễn dịch, biệt hóa và sinh sản của tế bào.Đặc biệt, vitamin A thường được sử dụng để dẫn xuất các chất chuyển hóa có hoạt tính khác như là retinal, retinyl ester và retinoic acid. Thiếu vitamin A (VAD) đang là một mối quan tâm lớn về dinh dưỡng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 2009 các  biểu  hiện  thường  thấy  ở  việc  thiếu  hụt vitamin A liên quan tới thị giác, cụ thể là từ khô mắt, quáng gà, sơ hóa kết mạc, hoặc loét giác mạc. Đồng thời, VAD cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu, giảm sức đề kháng chống nhiễm  khuẩn,  gia  tăng  sự  lây  nhiễm  của  các bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ tử vong ở phụ nữ và trẻ nhỏ. Tỷ lệ VAD trên toàn thế giới năm 2013 là 29%, ở ngưỡng nghiêm trọng cóý nghĩa sức khỏe cộng đồng(YNSKCĐ) [1]. Trong đó, tỷ lệ VAD là khoảng 3% -9% ở Mỹ Latin, Caribbean, Đông Á, Đông Nam Á, và Châu Đại Dương và hơn  40%  ở  Nam  Á  và  Châu  Phi [1].  Theo  Lê Nguyễn  Bảo  Khanh,  2013  báo  cáo  khảo  sát nghiên cứu Dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em 6-11 tuổi ở vùng thành thị là 5,8% và ở vùng nông thôn là 9,7%.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thiếu vitamin A là do chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu lượng vitamin A cho cơ thể. Theo Tổ chức Y tế  thế  giới  và  Tổ  chức  Lương  thực  và  Nông nghiệp năm 2005, đề xuất lượng vitamin A cần bổ sung hàng ngày cho trẻ từ 1 –3 tuổi  là  400 μg, phụ nữ trưởng thành là 500 μg và đàn ông trưởng  thành  là  600  μg[2]. Vitamin  A  có  thể được bổ sung thông qua cácloại thực phẩm giàu vitamin A như là gan động vật, sữa, phô mai, trứng, hoặc các loại rau củ như là rau xanh, cà rốt, trái cây có màu vàng hoặc màu cam như là đu đủ, xoài…[2].Do gan có thể dự trữ Vitamin A  và  có  thể được huy động khi cần thiết, Viện Hànlâm Khoa học Kỹ thuật và Y học Quốc gia tại Mỹ đề xuất sử dụng vitamin A liều cao để đáp ứng 97% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày với liều lượng 100,000 IU (300 mcg RAEs) cho trẻ từ 1-3 tuổi, 200,000 IU (600 mcg RAEs) chotrẻ từ 9-13 tuổi [2].Số liệu về thực trạng VAD ở nữ giới tuổi dậy thì và tiền dậy thì rất hạn chế ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng khó khăn miền núi. Do đó một nghiên cứu đã được tiến hành tại 2 huyện của tỉnh Yên Bái năm 2018 nhằm xác định tình trạng VAD của trẻ gái từ 11-13 tuổicó HAZ <-1 để có những khuyến nghị can thiệp dinh dưỡng phù hợp.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment