TỔN THƯƠNG CÁC CƠ QUAN TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE KÉO DÀI
TỔN THƯƠNG CÁC CƠ QUAN TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE KÉO DÀI
Bạch Văn Cam*, Lâm Thị Mỹ **, Nguyễn Minh Tiến*
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả tiền cứu cắt ngang 182 trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) kéo dài nhập khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng I trong 2 năm từ 01/04/2003 – 01/04/2005, được xác định bằng IgM ELISA dương gồm 145 trẻ SXH-D độ III, 37 trẻ SXH-D độ IV. Tuổi mắc bệnh trung bình là 7,8 tuổi, đa số từ 5-12 tuổi (78%), ghi nhận các cơ địa đặc biệt nhũ nhi 6%, béophì 7,1%. Tất cả các trẻ đều trong tình trạng sốc (100%), suy hô hấp (86,3%) trong đó nghi hội chứng suy hô hấp cấp (22%) với biểu hiện PaO2/FiO2 =200, Xquang phổi phù mô kẽ, áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP: Central Venous Pressure) trong giới hạn bình thường: 8,9 ±1,5 cmH2O. Tổn thương gan 13,7% suy gan 14,8%. Xuất huyết tiêu hóa chiếm tỉ lệ 45,1%
trong đó 14,3% xuất huyết tiêu hóa nặng cần truyền máu > 20ml/kg/24 giờ. Theo tiêu chuẩn wilkinson cải tiến về suy cơ quan cho thấy suy cơ quan hệ huyết học thường gặp nhất (70,3%), kế đến là hệ hô hấp (22%), tiêu hóa (14,3%), thần kinh (2,2%), tuần hoàn (1,6%), không có suy gan, thận. Biểu hiện hội chứng suy đa cơ quan (MODS) gặp trong 43 trường hợp, chiếm tỉ lệ 23,5%. Tỉ lệ tử vong do MODS trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,3% (10/43). Nghiên cứu MODS giúp các bác sĩ điều trị ngoài hồi sức sốc SXH-D, cần lưu ý đến các biến chứng, rối loạn có thể xảy ra để xử trí kịp thời, cứu sống từng bệnh nhân sốt xuất huyết nặng
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất