TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT CHÍNH DO CẮT TÚI MẬT: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ

TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT CHÍNH DO CẮT TÚI MẬT: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ

 TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT CHÍNH DO CẮT TÚI MẬT: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ 

Trà Quốc Tuấn*, Nguyễn Tấn Cường * 
TÓM TẮT 
Mục đích:Đánh giá kết quả của 2 phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật trong xử trí tổn thương đường mật do cắt túi mật(TM) 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:hồi cứu 53 bệnh án xử trí tổn thương đường mật do cắt TM trong mổ mở và mổ nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2000 đến 10/2006 
Kết quả:có 53 ca tổn thương đường mật do cắt túi mật, điều trị không mổ (nội khoa, ERCP) 19 ca (35,85%) rò mậ t sau cắt túi mật với tổn thương Strasberg A,D và rò mật sau nối mật-ruột cho kết quả sớm tốt và rất tốtlà (32,07%), trung bình là (3,77%), 9/19 ca theo dõi trung bình 29,4 t háng  ±7,8 (12-38 tháng) có kết quả tốt và rất tốt. Điều  trị phẫu thuật 34 ca (64,15%), phần lớn xử trí nối mật-ruột Roux-en-y (5 2,83%) với tổn thương kiểu Strasberg E, khâu lổ thủ ng ống mật, cột ống mật phụ, nối ống mật tận-tận, nối ống gan chung –tá tràng chiếm (11,32%), kết quả lành bệnh sớm mứ c độ tốt và rất 
tốt là (56,60%),trung bình là (3,77%), tử vong là ( 3,77%).Có 22/34 ca theo dõi trung bình 30.8 tháng ±24,1 (7-90 tháng) cho kết quả tốt và rất tốt 
Kết luận:ERCP và phẫu thuật là hai phương thức chính xử tríTTĐM do cắt TM. Ngoài vai trò chẩn đoán, ERCPxử trí rò mật sau cắt TM với tổn thương kiểu Strasberg A,D. Khâu ống mật với tổn thương nhỏ (<1/3 khẩu kính) phát hiện trong mổ, nối mật ruột Roux-en-y với ống mật bị tổn thương mặt bên lớn (>1/3 khẩu kính), các kiểu Stra sberg E phát hiện trong mổ, sau mổ cắt túi mật và hẹp muộn đường mật cho kết quả lành bệnh cao. Khâu OMC và nối OMC (tận -tận) đặt Kehr có nguy cơ hẹp đường mật

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment