TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH CỦA GAN TRONG BỆNH LÝ TEO ĐƯỜNG MẬT NGOÀI GAN Ở TRẺ EM
TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH CỦA GAN TRONG BỆNH LÝ TEO ĐƯỜNG MẬT NGOÀI GAN Ở TRẺ EM
Bùi Thị Hồng Khang*, Trần Thanh Tùng**, Hoàng Lê Phúc***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tổn thương GPB của gan trong teo đường mật ngoài gan (TĐMNG) và viêm gan sơ sinh (VGSS) vì việc phân biệt chẩn đoán rất quan trọng: TĐMNG cần phẫu thuật đủ sớm, trước 10 – 12 tuần tuổi, sau thời gian này tỉ lệ xơ gan cao (12); trong khi viêm gan sơ sinh chỉ điều trị nội khoa.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang từ 53 ca teo ĐM được làm phẫu thuật Kasai và 17 ca viêm gan sơ sinh được chẩn đoán từ 01/01/2002 đến 31/03/2005 tại bệnh viện Nhi Đồng I
Kết quả: Tiêu chuẩn chẩn đoán dương tính có giá trị của TĐMNGlà hình ảnh tăng sinh ống mật nhỏ (94,3% ca, tập trung nhiều nhất ở mức độ tăng sinh nhiều +++ 35,8%); tăng sinh ống mật lớn (90,6% ca, tập trung ở mức độ ++ 47,2%); nút mật (88,7% ca chủyếu ở mức độ ++ 60,4%). Ba biến số này có tỉ lệ khác biệt rõ giữa TĐMNG và VGSS. Đại bào trong TĐMNG thường hiện diện <25% (+) trong nhu mô gan
(chiếm 66% số ca) trong khi VGSS thường có đại bào nhiều hơn từ 25% – 50%. Tiêu chuẩn âm tính có giá trị trong chẩn đoán TĐMNGlà không có hiện tượng tạo máu ngoài tủy (94,3%).
Kết luận: Các tiêu chuẩn chẩn đoán dương tính có giá trị của TĐMNG (tăng sinh ống mật nhỏ, tăng sinh ống mật lớn, nút mật) phù hợp với kết quả của Santos (9).Các tổn thương có sự tương đồng không giúp chẩn đoán phân biệt giữa 2 loại bệnh lý là: viêm ống mật, viêm khoảng cửa, xơ hóa F2 (cầu nối cửa – cửa)
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất