TỔNG QUAN VỀ THÔNG KHÍ NHÂN TẠO BẢO VỆ PHỔI CHO BỆNH NHÂN GÂY MÊ

TỔNG QUAN VỀ THÔNG KHÍ NHÂN TẠO BẢO VỆ PHỔI CHO BỆNH NHÂN GÂY MÊ

TỔNG QUAN VỀ THÔNG KHÍ NHÂN TẠO BẢO VỆ PHỔI CHO BỆNH NHÂN GÂY MÊ
Vũ Thế Anh1, Nguyễn Trường Giang2, Nguyễn Trung Kiên3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Cung cấp những bằng chứng mới nhất và đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ chế sinh bệnh của tổn thương phổi do máy thở (venlilator-induced lung injury – VILI) trên bệnh nhân (BN) trước đó không có tổn thương phổi và chiến lược thông khí trong mổ nhằm giảm thiểu các biến chứng hô hấp sau mổ. Những phát hiện chính: Các bằng chứng cho thấy thông khí nhân tạo trong mổ có liên quan đến tăng nguy cơ các biến chứng hô hấp sau mổ trên những BN trước đó không có tổn thương phổi. Chấn thương thể tích, chấn thương áp lực, chấn thương xẹp phổi và chấn thương sinh học là những cơ chế chính của VILI trong quá trình thông khí nhân tạo. Chế độ thở thông thường với thể tích khí lưu thông (Vt) cao (> 10 – 12 ml/kg), mức áp lực dương cuối thì thở ra (positive end-expiratory pressure – PEEP) quá thấp (< 5 cmH2O) hoặc không sử dụng PEEP có thể thúc đẩy giảm thể tích phổi cuối thì thở ra (endexpiratory lung volume – EELV), hình thành các vùng phổi xẹp và có liên quan đến sự giảm tính cơ học của phổi cũng như tình trạng trao đổi khí. Những bằng chứng được tích lũy cho thấy một chiến lược thông khí bảo vệ phổi đa phương diện bao gồm Vt thấp, mức PEEP trung bình và sử dụng nghiệm pháp huy động phế nang định kỳ có thể cải thiện tình trạng hậu phẫu ngay cả trên BN có phổi lành. Kết luận: Chiến lược thông khí bảo vệ phổi bao gồm thể tích thấp (từ 6 – 8 ml/kg theo cân nặng lý tưởng – ideal body weight – IBW), mức PEEP thích hợp (8 – 10 cmH2O) và nghiệm pháp huy động phế nang có thể cải thiện các kết quả hậu phẫu ở BN phẫu thuật có gây mê nội khí quản.

TỔNG QUAN VỀ THÔNG KHÍ NHÂN TẠO BẢO VỆ PHỔI CHO BỆNH NHÂN GÂY MÊ

Leave a Comment