Trắc nghiệm giải phẫu bệnh: Tim bẩm sinh

Trắc nghiệm giải phẫu bệnh: Tim bẩm sinh

1. Tổn thương nào sau đây,
theo anh/chị, thuộc loại tim bẩm sinh gây tím tái muộn:
A. Tứ chứng Fallot.

B. Bất sản van ba lá.

C. Thông liên thất.

D. Tim ba buồng: hai
nhĩ một thất hoặc hai thất một nhĩ.

Đáp án C

Bệnh tbs thông từ trái
sang phải → tím tái muộn:

ü  thông liên nhĩ,

ü  thông liên thất,

ü  còn ống đm,

ü  khuyết vách ngăn nhĩ thất

ü 

bệnh tbs thông từ phải
sang trái → tím tái sớm:

+        tứ chứng Fallot

+        chuyển chỗ các động mạch lớn

+        thân chung động mạch

+        teo van ba lá

+        thông tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn

+       

2. Dị dạng bẩm sinh của
tim gây tím tái sớm hay gặp nhất là:

A. Còn ống động mạch.

B. Thông liên nhĩ.

C. Thông liên thất.

D. Tứ chứng Fallot.

Đáp án D

3. Trong tứ chứng
Fallot, yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng là:

A. Phì đại thất phải.

B. Mức độ lệch phải của
động mạch chủ( trên lỗ thông liên thất).

C. Mức độ hẹp của động
mạch phổi.

D. Độ rộng hẹp của lỗ
thông liên thất.

Đáp án C

4. Trẻ bị tim bấm sinh
có luống thông trái-phải, dễ bị viêm phổi do, ngoại trừ:

A. Máu lên phổi nhiều làm
tăng khối lượng phổi.

B. Tăng áp lực mạch máu
phổi gây thoát dịch phù nề phế nang

C. Làm giảm độ đàn hồi
của phổi, giảm dung tích phổi

D. Làm tăng tỷ lệ thông
khí và tưới máu phổi.

Đáp án D

5. Trẻ bị tim bấm sinh
có luống thông trái-phải, dễ bị suy tim do, ngoại trừ:

A. Tăng gánh tâm thu của
thất.

B. Cơ tim làm việc nhiều.

C. Cung cấp năng lượng
cho cơ tim bị giảm.

D. Dễ bị nhiễm trùng hô
hấp tái diễn làm tăng công hô hấp, tăng tiêu thụ oxy.

Đáp án A

6. Vị trí lỗ thông liên
thất hay gặp nhất là:

A. Phần màng. (90%)

B. Phần phễu.

C. Phần cơ bè

D. Phần buồng nhận.

Đáp án A

7. Những biến chứng hay
gặp ở thông liên thất lỗ lớn:

A. Suy tim, viêm phổi tái
đi tái lại, cơn thiếu ôxy cấp, suy dinh dưỡng, Osler.

B. Suy tim, cơn thiếu
oxy cấp, suy dinh dưỡng, Osler.

C. Suy tim, viêm phổi tái
đi tái lại, suy dinh dưỡng, tăng áp lực động mạch phổi.

D. Viêm phổi tái đi tái
lại, suy dinh dưỡng, tắc mạch, Osler.

Đáp án C

Osler: viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn (đặt tên theo nhà khoa học)

8. Thông liên nhĩ thường
gặp nhất là:

A. Thông liên nhĩ lỗ tiên
phát.

B. Thông liên nhĩ lỗ thứ
phát.

C. Thông liên nhĩ ở
xoang tĩnh mạch chủ trên.

D. Thông liên nhĩ ở
xoang mạch vành.

Đáp án B

9. Tiếng thổi liên tục
gặp trong các bệnh tim bẩm sinh sau, ngoại trừ:

A. Còn ống động mạch.

B. Cửa sổ chủ-phổi.

C. Dò động mạch vành vào
nhĩ phải.

D. Thông liên thất kèm
sa van động mạch chủ

Đáp án D

Tiếng thổi liên tục là
do một bên luôn có áp lực cao hơn: vd đm chủ luôn có áp lực máu cao hơn đm phổi.

10. Phương pháp điều trị
bệnh còn ống động mạch được ưu tiên trong tuần đầu sau sinh:

A. Các thuốc chống viêm
không corticoid truyền tĩnh mạch

B. Thông tim can thiệp
làm bít ống động mạch.

C. Mổ cắt và khâu ống động
mạch.

D. Mổ thắt ống động mạch.

Đáp án A

11. Tim bẩm sinh do sai
lạc nhiễm sắc thể, ngoại trừ:

A. Ba nhiễm sắc thể 18;
21

B. Ba nhiễm sắc thể 13;
22

C. Ba nhiễm sắc thể 15;
17

D. Hội chứng Turner,
Klinefelter

Đáp án C

12. Tim bẩm sinh do sai
lạc nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ nào dưới đây trong số các bệnh tim bẩm sinh:

A. Khoảng 2%

B. Khoảng 5%

C. Khoảng 7%

D. Khoảng 10%

Đáp án B

13. Dưới đây là một số
bệnh tim bẩm sinh do di truyền, ngoại trừ:

A. Di truyền trội, nhiễm
sắc thể thường trong hội chứng Noonan

B. Di truyền lặn, nhiễm
sắc thể thường trong hội chứng Ellis-Van Creveld

C. Di truyền thể ẩn, có
liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính trong hội chứng Hunter

D. Hội chứng
Ehlers-Danlos

Đáp án D

Hội chứng Ehlers-Danlos
là bệnh di truyền. Biểu hiện điển hình của bệnh là da, mô, khớp lỏng lẻo do việc
sản xuất các collagen bất thường. Bệnh gặp ở mọi chủng tộc trên thế giới, cả ở
nam và nữ.

14. Bệnh tim bẩm sinh
chung bao gồm, ngoại trừ:

A. Tim ở vị trí bất thường
(tim sang phải, đảo ngược phủ tạng).

B. Hội chứng
Ehlers-Danlos.

C. Bloc nhĩ thất hoàn
toàn, bẩm sinh.

D. Bất tương hợp nhĩ – thất
và thất – động mạch lớn( chủ, phổi).

Đáp án B

15. Thông liên nhĩ gây
tím tái muộn, do những nguyên nhân nào dưới đây:

A. Tăng áp lức nhĩ phải.

B. Tăng thể tích tâm
trương thất phải.

C. Tăng sức đề kháng (sức
cản) toàn phổi.

D. Tất cả các nguyên nhân
trên.

Đáp án D.

16. Bệnh thông liên thất
chiếm tỷ lệ nào trong tổng số các bệnh tim bẩm sinh:

A. Khoảng 20%

B. Khoảng 25%

C. Khoảng 30%

D. Khoảng 35%

Đáp án B

Trong tài liệu: thông
liên thất 10-15%, đứng thứ 3 sau còn ống động mạch (18-20%) và thông liên nhĩ

17. Lỗ thông liên thất
hay gặp ở vị trí nào dưới đây:

A. Phần màng (90%)

B. Phần phễu, dưới vòng
van động mạch chủ và động mạch phổi.

C. Phần buồng nhận.

D. Phần cơ bè giữa.

Đáp án A.

18. Thông liên thất gây
tím tái muộn, nguyên nhân nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất:

A. Tăng thể tích thất
phải.

B. Tăng thể tích thất
trái.

C. Tăng sức đề kháng (sức
cản) của phổi.

D. Tất cả các nguyên nhân
trên.

Đáp án C

19. Thông liên thất với
tên gọi là bệnh Roger, thuộc loại lỗ thông liên thất nào dưới đây:

A. Lỗ thông có kích thước
nhỏ. (là thông liên thất thấp, phần lớn ở phần cơ, đường kính lỗ dưới 0.5cm,
50% đóng tự phát, còn lại chịu đựng tốt trong nhiều năm.)

B. Phần phễu, dưới vòng
van động mạch chủ và động mạch phổi.

C. Phần buồng nhận.

D. Phần cơ bè giữa.

Đáp án A

20. Phức hợp/hội chứng
Eisenmenger được đề cập tới trong nhóm nào của phân loại thông liên thất:

A. Nhóm I và nhóm IIa

B. Nhóm IIb

C. Nhóm III

D. Nhóm IV

Đáp án C

Người ta chia các nhóm
thông liên thất chính như sau:

Nhóm I: Thông liên thất
lỗ nhỏ, có shunt trái phải áp lực động mạch phổi bình thường, đây là bệnh
Roger.

Shunt lớn lỗ to, sức cản
tiểu động mạch phổi bình thường hoặc tăng ít.

Nhóm II a: Áp lực động
mạch phổ tâm thu < 70% áp lực hệ thống.

Nhóm II b: Áp lực động
mạch phổi tâm thu > 70% áp lực hệ thống.

Nhóm III: Tăng áp phổi
và tăng sức cản phổi nặng, shunt trái phải nhỏ, có thể có shunt hai chiều nhẹ.
Khi đảo shunt gọi là hội chứng Eisenmenger.

Nhóm IV: Phổi bảo vệ (hẹp
động mạch phổi van hoặc phễu), ranh giới với tứ chứng Fallot (ngoại trừ shunt
trái phải).

21. Tim bẩm sinh có luồng
thông trái-phải, trong quá trình tăng áp lực động mạch phổi thì  xơ hóa nội mạc và lớp trung mạc thuộc giai đoạn
nào dưới đây:

A. Giai đoạn 1 và 2

B. Giai đoạn 2 và 3

C. Giai đoạn 3 và 4

D. Giai đoạn 4, 5 và 6

Đáp án C

Tăng lưu lượng phổi sau
này có hậu quả: dày các sợi cơ lớp áo giữa các mạch máu nhỏ (giai đoạn I), tăng
sinh nội mạc (giai đoạn II), thoái hoá hyalin và xơ hoá (giai đoạn III), hoại tử
giãn khu trú (giai đoạn IV). Lưu lượng shunt sẽ giảm theo nhưng áp lực động mạch
phổi vẫn tăng

22. Tim bẩm sinh có luồng
thông phải – trái, dẫn tới các hậu quả sau, ngoại trừ:

A. Tăng số lượng hồng cầu
.

B. Giảm số lượng hồng cầu
.

C. Tăng độ nhớt của huyết
tương

D. Tắc mạch não, áp xe
não.

Đáp án B

23. Thông liên nhĩ chiếm
tỷ lệ % nào trong tổng số các tim bẩm sinh:

A. 2,5%

B. 5%. (có lẽ là khác sách…
vì mỗi nghiên cứu sẽ có những kết quả có thể khác nhau)

C. 7,5%.

D.10%.

Đáp án B.

24. Trong các bệnh tim
bẩm sinh dưới đây, loại nào có nguy cơ Osler (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) thấp
nhất:

A. Thông liên thất

B. Thông liên nhĩ

C. Hẹp động mạch phổi

D. Hẹp động mạch chủ

Đáp án B

Phần lớn thông nhĩ không
dẫn đến suy tim. Độ chênh áp lực giữa 2 buồng nhĩ không cao do đó thông nhĩ
cũng không bị biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Do đó thường không cần
phải dùng kháng sinh dự phòng khi nhổ răng, chữa răng hoặc làm thủ thuật ngoại
khoa.

25. Lứa tuổi tốt nhất để
điều trị thông liên nhĩ bằng phẫu thuật là:

A. 3 tuổi.

B. 5 tuổi.

C. 10 tuổi

D. 15 tuổi.

Đáp án B

26. Các bệnh tim bẩm
sinh có thể được chẩn đoán ở giai đoạn trước sinh, ngoại trừ;

A. Thông liên thất

B. Thông liên nhĩ.

C. Còn ống động mạch.

D. Tứ chứng Fallot.

Đáp án C

27. Loại nào trong số các
loại hẹp động mạch chủ dưới đây, liên quan tới yếu tố gia đình:

A. Typ I : hẹp tại van động
mạch chủ.

B. Typ II: hẹp dưới van

C. Typ I và II

D. Typ II và III – hẹp
trên van

Đáp án: D

28. Trong hẹp động mạch
phổi dưới đây, loại nào hay gặp nhất:

A. Hẹp lỗ van động mạch
phổi

B. Hẹp dưới phần phễu động
mạch phổi.

C. Hẹp phần phễu động mạch
phổi.

D. Hẹp trên van.

Đáp án A


Nguồn: https://yhnbook.blogspot.com/2018/07/trac-nghiem-giai-phau-benh-tim-bam-sinh.html

Leave a Comment