Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019 và một số yếu tố liên quan
Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019 và một số yếu tố liên quan.Hiện nay, rối loạn tâm thần là khá phổ biến, nó gây ảnh hưởng đến 25% dân số thế giới tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời của họ. Các rối loạn tâm thần thường gặp nhất bao gồm trầm cảm, lo âu và stress [1]. Ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2012, trên thế giới có khoảng 350 triệu người chịu ảnh hưởng của trầm cảm [2]. Từ năm 1990 đến năm 2013, số người bị trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu tăng gần 50%, từ 416 triệu lên 615 triệu người [3]. Ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân hàng đầu trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [4]. Rối loạn lo âu và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khoảng 85% bệnh nhân trầm cảm có các biểu hiện lo âu [5]. Trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm và lo âu lần lượt là 4,4%, 3,6%. Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm và lo âu là trên toàn dân số là 4,0% và 2,2% [6]. Năm 2015, tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên tám trường Đại học Y dược Việt Nam là 43,2%, tỷ lệ lệ sinh viên Y dược có ý tưởng tự sát là 8,7%, lên kế hoạch tự sát là 3,9% và thực hiện hành vi tự sát là 0,9% [7].
Nếu bệnh trầm cảm không được quan tâm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều khuyết tật và là gánh nặng nặng nề cho xã hội. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người, làm thay đổi thói quen của giấc ngủ, hoặc bị mất ngủ dai dẳng; gây một số bệnh về tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đau đầu nhiều [8]. Trầm cảm thanh thiếu niên gây ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, sự hình thành tính cách và quan hệ xã hội của họ.
Trường Đại học Y Hà Nội là trường y đầu ngành và lâu đời nhất của khu vực phía Bắc, đảm nhiệm việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chủ yếu cho xã hội, nên môi trường học tập tại trường Đại học Y Hà Nội rất kỷ luật, nghiêm khắc và nhiều áp lực. Sinh viên Y với khối lượng kiến thức lớn, thời gian học tập dài và các đặc thù của nghề nghiệp như thực hành lâm sàng hay trực tại bệnh viên là một đối tượng cần được đánh giá. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sinh viên Y có tỷ lệ cao các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu và stress trong suốt những năm đại học [9], [10], [11]. Các nghiên cứu trước đây, chủ yếu tập trung vào hoặc trầm cảm hoặc lo âu. Như nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên năm 2007 về trầm cảm ở sinh viên Y tại trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Kim Trang năm 2012 về rối loạn lo âu và trầm cảm trên sinh viên trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Huyền Anh năm 2017 trên sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội [12], [13], [14]. Gần đây, có nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung năm 2017 về trầm cảm, lo âu và stress nhưng thực hiện trên sinh viên YTCC [15]. Có rất ít các nghiên cứu đánh giá cùng lúc trầm cảm, lo âu và stress trên sinh viên hệ bác sỹ trong cùng một thời điểm. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên khối Y1, Y3, Y6 hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở nhóm sinh viên trên.
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu 3
1.1.1. Khái niệm về trầm cảm 3
1.1.2. Khái niệm về lo âu 4
1.1.3. Khái niệm về stress 5
1.2. Một số thang đo sàng lọc trầm cảm, lo âu và stress 5
1.2.1. Một số thang sàng trầm cảm, lo âu và stress 5
1.2. Thang đo nhân cách của Hans Eysenck (EPI) 8
1.2.1. Phân loại nhân cách theo Hans Eysenck 8
1.2.2. Thang đo nhân cách của Hans Eysenck (EPI) 8
1.3. Các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Y trên thế giới và Việt Nam 9
1.3.1. Trên thế giới 9
1.3.2. Tại Việt Nam 10
1.5. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress 11
1.5.1. Yếu tố cá nhân 12
1.5.2. Yếu tố học tập 15
1.5.3 Yếu tố gia đình, bạn bè và xã hội 16
1.6. Sơ đồ tổng hợp một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên Y khoa. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 21
2.3.3. Các biến số nghiên cứu 22
2.3.4. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 25
2.3.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 26
2.3.6. Sai số và khống chế sai số 27
2.3.7. Đạo đức nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên khối Y1, Y3 và Y6 29
3.2.1. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress chung ở sinh viên khối Y1, Y3 và Y6 29
3.2.2. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên theo giới tính 303.2.3. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên theo khối học và ngành học 31
3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên 32
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên 32
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở sinh viên 36
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên 39
Chương 4: BÀN LUẬN 42
4.1. Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên khối Y1, Y3, Y6 hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019. 42
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42
4.1.2. Thực trạng trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên. 43
4.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên khối Y1, Y3 và Y6 hệ bác sỹ Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019. 46
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên 46
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến lo âu của sinh viên 49
4.2.3 Một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên 51
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 53
KẾT LUẬN 54
KHUYẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại thang tự đánh giá trầm cảm của Beck 5
Bảng 1.2. Phân loại thang đánh giá trầm cảm của Hamilton 6
Bảng 1.3. Phân loại thang đánh giá Trầm cảm. lo âu và stress 21 7
Bảng 2.1: Bảng phân bố cỡ mẫu điều tra theo khối 22
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và trầm cảm 32
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội và trầm cảm 35
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và lo âu 36
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội và lo âu 38
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và stress 39
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội và stress 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên 29
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các mức độ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên 30
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên theo giới. 30
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên theo khối học 31
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của sinh viên theo ngành học 32
Nguồn: https://luanvanyhoc.com