Trầm cảm ở người bệnh điều trị Methadone và Buprenorphine tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Trầm cảm ở người bệnh điều trị Methadone và Buprenorphine tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Trầm cảm ở người bệnh điều trị Methadone và Buprenorphine tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: tỷ lệ và các yếu tố liên quan
Phạm Thành Luân, Vũ Minh Anh, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Minh Tâm, Hoàng Đình Cảnh, Lê Minh Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc trầm cảm và một số  yếu tố liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone và Buprenorphine. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 3 cơ sở điều trị nghiện CDTP ở 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, trên 344 bệnh nhân khởi liều từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2019. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn hành vi nguy cơ, và thang sàng lọc trầm cảm PHQ-2. Tỷ lệ trầm cảm (điểm PHQ 2 ≥ 2) chung là 7,3%, nhóm người bệnh Methadone 1,7%, nhóm người bệnh Buprenorphine 10,2% (p < 0,05). Các yếu tố liên quan đến trầm cảm: điều trị bằng Buprenorphine (p = 0,019). Nghiên cứu đã cho thấy một tỷ lệ tương đối của trầm cảm ở những bệnh nhân điều trị nghiện CDTP, điều này gợi ý cần có các dịch vụ hỗ trợ phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả của chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Việt Nam.

Điều trị nghiện CDTP bằng các thuốc thay thế như Methadone (MMT) hay Buprenorphine (BUP) là phương pháp đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao và được khuyến cáo sử dụng trên toàn thế giới.1 Chương trình điều trị nghiện CDTP bằng Methadone tại Việt Nam từ năm 2008 tới nay đã mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ sử dụng CDTP, cũng như giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.2Mặc dù chương trình điều trị nghiện CDTP bằng Methadone ở Việt Nam đã được triển khai sâu rộng và thành công, vẫn còn có rất nhiều thách thức và trở ngại. Vấn đề đáng lo ngại nhất chính là việc tiếp tục sử dụng heroin và ngừng tham gia điều trị. Đáng chú ý là cả tỷ lệ bỏ điều trị và tái sử dụng đều được ghi nhận tăng cao hơn ở những người bệnh có các rối loạn tâm thần.3 Chúng ta biết rằng, rối loạn sử dụng chất và rối loạn tâm thần được coi là những bệnh lý  đồng  diễn  bởi  vì  giữa  các  rối  loạn  này  có một mối liên hệ hai chiều rất chặt chẽ. Trong những rối loạn tâm thần ở người nghiện CDTP, trầm cảm là rối loạn thường gặp nhất.4 Trầm cảm cũng là vấn đề phổ biến ở những người điều trị nghiện CDTP bằng Methadone với tỷ lệ dao động từ 19 – 74%.5 Người bệnh điều trị Methadone mắc trầm cảm có tỷ lệ cao hơn của tái sử dụng CDTP, sử dụng chất ma túy khác và do đó làm giảm hiệu quả điều trị, đã được báo  cáo  trong  nhiều  nghiên  cứu.6–8  Các  yếu tố liên quan với trầm cảm ở người bệnh điềutrị methadone là thất nghiệp.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment