TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH

TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH

TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH.Mục tiêu tìm hiểu thực trạng thực trạng trầm cảm sau sinh của bà mẹ và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 trên 120 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định. Thực trạng trầm cảm sau sinh của bà mẹ được đánh giá quathang đo Endinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS). Kết quả thu được như sau: điểm trung bình thang đo EPDS của mẫunghiên cứu là 10.45 ± 4.6, thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 19 điểm. Sử dụng điểm cắt 12/13 để sàng lọc trầm cảm cho kết quả: tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ sau sinh có con đang điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là 34.2%. Bên cạnh đó trầm cảm sau sinh có liên quan chặt chẽ đến đến tình trạng sức khỏe cuả con, sức khỏe bà mẹ, các yếu tố liên quan đến quá trình mang thai và chuyển dạ và mức độ vận động của bà mẹ.

Trầm cảm sau sinh (TCSS) đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng sau sinh là vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến và nếu khôngđược phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì vấn đề này có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ cũng như tác động xấu đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của đứa trẻ. Trầm cảm góp phần không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng đến mọi người khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, người ta ước tính có khoảng 350 triệu người mắc phải những triệu chứng trầm cảm và ước chừng 1 triệu người tự tử mỗi năm dochứng bệnh này [4].
Tại Việt Nam hiện nay vấn đề TCSS cũngđang được quan tâm với nghiên cứu như ở bệnh viện Hùng Vương với kết quả nghiên cứu tỷ lệ TCSS chiếm 41% [5]. Tuy nhiên các nghiên cứu về TCSS ở nước ta hầunhư được tiến hành ở cộng đồng [1], [2], [4]. Thực tế tình trạng TCSS trên những bà mẹ có con hay ốm đau nằm viện lại chưa được quan tâm đúng mức. Chăm con ốm sẽ làm cho bà mẹ mệt mỏi và lo lắng cho sức khỏe của con điều đó làm tăng nguy cơ trầm cảm bên cạnh các yếu tố khác.
Bệnh viện Nhi Nam Định với quy mô 120 giường bệnh có 6 khoa và 4 phòng chức năng. Với lưu lượng trẻ đến khám bệnh tạikhoa khám bệnh của bệnh viện rất cao nếu chuyển mùa thì tỉ lệ bệnh nhi đông hơn [7]. Với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết về rối loạn trầm cảm sau sinh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bà mẹ, giảm rủi ro cho gia đình và gánh nặng cho ngành y tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định”.

https://thuvieny.com/tram-cam-sau-sinh-va-cac-yeu-to-lien-quan-o-ba-me-co-con-duoi-6-thang-tuoi/

Leave a Comment