TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP-BỆNH VIỆN BẠCH MAI

TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP-BỆNH VIỆN BẠCH MAI

TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Lê Thị Thu Hà1,2, Ngô Tuấn Khiêm2, Trần Thị Thu Hà1,2, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trầm cảm là bệnh lý đi kèm thường gặp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, trầm cảm làm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, tăng tỷ lệ tử vong và tự sát trên người bệnh, từ đó gây ra gánh nặng lớn đến người bệnh, gia đình và xã hội. Có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở người bệnh viêm khớp dạng thấp trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: “Xác định tỉ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh viêm khớp dạng thấp điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 79 người bệnh viêm khớp dạng thấp điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2019 – 6/2020.  Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ (83,5%), độ tuổi trung bình 60,9 ± 9,3, nơi sinh nông thôn và thành thị tương đương nhau, trình độ học vấn trung học cơ sở 40,5%. Có tới 51,9% người bệnh có trầm cảm theo thang đánh giá trầm cảm Hamilton. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số khớp đau, số khớp sưng, nồng độ CRP, chỉ số mức độ hoạt động bệnh trên 28 khớp tính theo CRP (DAS 28 – CRP) ở nhóm người bệnh trầm cảm và không trầm cảm. Những người bệnh không thể lao động, sinh hoạt, kiếm tiền có tỉ lệ trầm cảm cao hơn những người bệnh còn duy trì khả năng lao động, sinh hoạt (p < 0,05).

Viêm  khớp  dạng  thấp  (VKDT)  là  bệnh  khớp mạn tính thường gặp ởViệt Nam cũng như nhiều nước  trên  thếgiới,  tỷlệmắc  khoảng  0,3 –1% dân sốtrên toàn thếgiới[1]. Với cơ chếtựmiễn dịch,  tổn  thương  cơ  bản  tại  màng  hoạt  dịch, bệnh  biểu  hiện  bởi  tình  trạng  khớp  viêm  mạn tính  có  xen  kẽcác đợt  tiến  triển. Đặc điểmlâm sàng điển  hình  là  viêm  nhiều  khớp, đặc  biệt ởcác  khớp bàn tay, đối  xứng  kèm  theo  dấu  hiệu cứng  khớp  buổi  sáng  và  sựcó  mặt  của  các  yếu tốdạng thấp trong huyết thanh. VKDT gây nhiều biến  chứng  nặng  nềnhư dính, dịdạng  khớp… làm ảnh hưởng lớn đến cảthểchất và tinh thần người bệnh[2]. VKDT  hay  kèm  các  rối  loạn  tâm  thần  kèm theo như trầm  cảm,  lo  âu,  rối  loạn  giấc  ngủ…[3].  Tác  giảXin Fu và cộng sự (2017) thấy tỉ lệ trầm cảmở người bệnh VKDT là 48%[4]. Với cơ chếthay đổi vềsinh học như tăng quá mức của cytokine  như  tumor  necrosis  factor-α  (TNFα), interleukin 1β và interleukin 6… và cơ chếvềtâm lí –xã hội do VKDT gây ra dẫn đến trầm cảm rất thường  gặp ởnhóm người bệnh này.  Trầm  cảm xuất  hiện  thêm  làm  các  triệu  chứng  VKDT  nặng hơn, biến chứng xảy ra nhiều hơn, giảm tuân thủđiều  trị, tăng tỷlệtửvong  và  tựsát trên người

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment