Trần Bì thần dược tại gia không phải ai cũng biết

Trần Bì thần dược tại gia không phải ai cũng biết

Trần Bì thần dược tại gia không phải ai cũng biết

Trần bì nghe có vẻ như là một từ hơi xa lạ nhưng nó thật ra lại chính là vỏ của quả quýt chín được để khô. Bình thường khi ăn quýt chúng ta thường bỏ vỏ đi, nhưng nó lại là một vị thuốc quý trong đông y và chữa bệnh, chữa ho có đờm, viêm phế quản,… Bài viết dưới đây, thuvieny.com xin được chia sẻ với bạn đọc những tác dụng của loại dược liệu này.

Trần bì là gì

Trần bì có công dụng gì

Có tên gọi khác là quảng trần bì, quất bì, vỏ quýt, tần hội bì. Loại quýt dùng để làm trần bì có tên gọi là Quýt Hương Cần . Nó có tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore, thuộc Họ Cam (Rutaceae).

Đặc điểm của cây quýt

Cây quýt thuộc loại cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa, khi vò lá có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ, có màu trắng, mọc đơn ở kẽ lá. Quả có hình tròn, hơi dẹt, màu vàng cam hoặc đỏ. Vỏ quả mỏng, dễ bóc, hơi sân sùi hoặc có quả nhẵn. Bên trong chia thành múi, có nhiều hạt nhỏ.

Dược liệu trần bì: thường được cắt thành 4 miếng, có miếng hình bầu dục, chỗ cuống liền lại, có miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài có màu đỏ hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn lại và nhiều điểm lỗ nhỏ hình tròn. Khi khô giòn, dễ bẻ gãy, có mùi thơm.

Phân bố và thu hái quả quýt

Cây quýt được trồng ở khắp nơi trên cả nước, phổ biến nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Cao Bằng, Lạng Sơn… Riêng loại quýt hương cần được trồng nhiều nhất  ở Thừa Thiên – Huế.

Cây quýt

Quả được hái vào tháng 11 cho đến tháng 1 năm sau. Sau khi hái, lấy vỏ rửa sạch, phơi khô và thái nhỏ. Có thể dùng sống hoặc sao vàng để dùng dần. Hoặc cũng có thể tẩm mật ong hoặc muối rồi sao qua.

Thành phần hóa học của trần bì

Trong vỏ quýt có chứa khoảng 1,5-2% tinh dầu, trong đó chủ yếu là limonene, terpineol, benzyl alcohol, octanol, thymol, citronella, citromitin,… Nước và thành phần bốc hơi có 61,25% besperidin, vitamin A, B và khoảng 0,8% tro.

Trong đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng chữa viêm phế quản, tiêu hóa kém, ợ hơi, bụng đầy trướng và có tác dụng kháng khuẩn.

Tác dụng của trần bì

1. Chữa ho có đờm

Bài thuốc 1: Lấy 10g trần bì, 10g bán hạ chế, 10 bạch linh , 10g cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 6g trần bì, 12g bạch linh, 6g khương bán hạ, 4g cam thảo và 2 lát gừng tươi, sắc lấy nước uống trong ngày.

2. Chữa viêm tuyến vú cấp

Dùng 30g trần bì và 6g cam thảo sắc lấy nước uống hàng ngày.

3. Trị chứng nôn do lạnh

Lấy 12g trần bì và 8g sinh khương sắc lấy nước uống.

4. Chữa tiêu chảy

Lấy mỗi vị 1 lượng bằng nhau gồm trần bì, thương truật, hậu phác, cam thảo, tán bột mịn vê thành viên, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống 2-3 lần.

5. Trẻ bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa

Cho 4g trần bì, 8g đảng sâm, 8g bạch truật, 8g bạch linh, 4g chích thảo đun lấy nước uống trong ngày.

6. Chữa tiêu chảy kèm theo sôi bụng, đau bụng

Lấy 6g trần bì sao, 12g bạch truật hạ thổ sao vàng, 8g phòng phong sao, 8g bạch thược sao, tất cả tán bột mịn, vê thành viên, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2-3 lần hoặc đem tất cả sắc lấy nước uống.

Trần bì chữa bệnh gì

7. Chữa nấc sau khi ăn

Dùng 30g trần bì nướng lên và tán bột mịn, pha với nước hoặc uống trực tiếp với nước.

8. Trị ho, viêm phế quản nhẹ

Lấy 6g trần bì, 6g tô diệp, 6g cát cánh, 4g cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày.

9. Chống táo bón

Dùng 6g trần bì cho vào nước đun sôi, uống hàng ngày khi còn nóng, cho đến khi thấy có tác dụng.

10. Chữa khô phổi, ho lâu, khô họng, đau cổ

Lấy 6g trần bì nấu cùng với nửa quả la hán lấy nước, sau đó cho khoảng 100g thịt lợn nạc nấu chín, ăn cả thịt và nước.

11. Trị nứt nẻ da

Dùng một lượng vừa đủ tán thành bột mịn, trộn thêm dầu thực vật, trộn đều và bôi lên vùng da bị nứt nẻ để cấp ẩm cho một làn da mịn màng.

12. Chữa ợ hơi, đầy trướng bụng, buồn nôn

Lấy 10g trần bì, 12g bạc hà, 1g tô diệp, 10g sinh khương, 1g hoàng liên, 1g mộc hương, sắc lấy nước uống.

13. Chữa viêm phế quản mãn tính

Lấy 6g trần bì, 20g đương quy, 10g bạch linh, 6g bán hạ, 6g cam thảo và 3 lát gừng. Sắc lấy nước chia uống trong ngày.

14. Hỗ trợ viêm loét dạ dày tá tràng

Bài thuốc 1: Lấy 15-20g trần bì đun lấy nước, cho 150g gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi ăn có thể thêm chút đường hoặc muối, tùy vị.

Bài thuốc 2: Cho 20g trần bì, 15g hương phụ tẩm dấm sao vàng đun với nước, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho 100g thịt gà thái miếng vào nước hầm nhừ, thêm ít gừng đập dập, nêm gia vị vừa ăn.

15. Điều trị gan nhiễm mỡ

Lấy 3g trần bì, 3g hoa trà và 5g bạch linh. Thái vụn rồi cho vào đun với nước trong 15 phút, để nguội và uống trong ngày.

16. Trị ho mất tiếng

Lấy 12g trần bì đun với 200ml nước, cho đến khi còn 100ml, thêm đường chia nhiều lần uống trong ngày.

17. Điều trị trĩ chảy máu

Cho 4g trần bì, 4g hoa hòe, 4g trắc bách diệp, 12g đảng sâm, 12g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 8g đương quy, 6g sài hồ, 6g thăng ma, 6g cam thảo, sắc uống trước bữa ăn 1 giờ, mỗi ngày 1 thang. Liệu trình 2-3 tuần.

18. Hỗ trợ cho người bệnh mắc chứng lao xương, khớp

Cho 10g trần bì, 6g nhục quế đập vụn và 1 con gà vào nồi. Thêm nước, nấu chín, nêm gia vị, ăn trong ngày. Ăn liên tục 5 ngày.

19. Trị viêm phế quản cấp tính

Lấy 500g trần bì, 125g cát cánh và 1000g cam thảo, tất cả đem tán bột mịn, vê thành viên, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần sáng tối.

20. Giải rượu

Lấy 30g trần bì, 5g sinh khương, 2 quả ô mai mơ bỏ hột, thái nhỏ, đun với 360ml nước, đun lửa nhỏ trong 30 phút rồi uống.

21. Chữa viêm đại tràng

Lấy 15g trần bì, 15g vỏ cây lựu, 6g gừng khô, sắc lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng trần bì

  • Những người âm hư ho khan, không có đờm, thổ huyết không được dùng.
  • Trần bì dùng nhiều và dùng lâu trong thời gian dài có thể hại đến chân khí, vì vậy nên có liều lượng.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment