Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: Một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam

Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: Một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam

Triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp: Một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam
Đỗ Giang Phúc, Lê Thị Quỳnh Trang, Hoàng Bùi Hải
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tắc động mạch phổi cấp là một cấp cứu thường gặp, có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, song nếu thầy thuốc không nghĩ đến thì không chẩn đoán được. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ tử vong sau 1 tháng được theo dõi và mô tả các triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch phổi cấp. Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu. Tắc động mạch phổi cấp được xác định khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên trong vòng 14 ngày và có huyết khối trong động mạch phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi. Nghiên cứu đã thu thập được 159 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình là 58,6 ± 18, nữ giới chiếm 54,1%. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của tắc động mạch phổi cấp là khó thở (85,5%), đau ngực (chiếm 59,1%), 46/159 (28,9%) có sốc. Sau 1 tháng theo dõi, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là 11,6%, do tắc động mạch phổi cấp là 3,4%.

Tắc động mạch phổi là một dạng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong nội viện ở nhóm bệnh nhân nội khoa cao thứ ba chỉ sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ não.1,2,3 Bất chấp việc được điều trị chống đông thì tỉ lệ tử vong ghi nhận vẫn từ 2 – 8%.1,3 Tắc động mạch phổi cấp là nguyên nhân  gây  ra  300  000  trường  hợp  tử  vong  ở Hoa Kỳ mỗi năm. Ở châu Âu, năm 2004 có hơn 370 000 trường hợp tử vong có liên quan đến tắc động mạch phổi cấp.2,4 Không những vậy, tắc động mạch phổi cấp còn là nguyên nhân gây ra suy tim hoặc hội chứng hậu huyết khối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.1 Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu gần đây, xu hướng ghi nhận ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ thì số lượng bệnh nhân được phát hiện tắc động mạch phổi cấp tăng lên nhưng tỉ lệ tử vong nói chung lại giảm đi.5 Các thang điểm tiên  lượng  như  PESI  (Pulmonary  Embolism Severity Index) hay sPESI (simplified-PESI hay PESI cải tiến) được xây dựng để dự báo tỷ lệ tử vong trong 30 ngày. Đây là một yếu tố quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào công bố về tỷ lệ tử vong liên quan đến tắc động mạch phổi trong vòng 30 ngày được công bố ở Việt Nam.6Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của tắc động mạch phổi cấp rất đa dạng và thường không đặc hiệu làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Việc đánh giá và phải nghĩ đến để chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp ở các bệnh nhân nghi ngờ để có thể được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc động mạch phổi cấp, Thuyên tắc phổi, Nhồi máu phổi, Việt Nam

Tài liệu tham khảo
1. Konstantinides S.V., Meyer G., Becattinin C., et al. 2019 ESC Guideline for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS). The Task Force for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism of the European Society of Cardiology. European Heart Journal. 2020; 41: 543 – 603.
2. Goldhaber S.Z., Elliott G. Acute Pulmonary Embolism: Part I – Epidemiology, Pathophysiology, and Diagnosis. Circulation. 2003; 108: 2726 – 2729.
3. Tapson V.F. Acute Pulmonary Embolism. N Engl J Med. 2008: 358: 1037 – 52.
4. Pollack C.V., Schreiber D., Goldhaber S.Z., et al. Clinical Characteristics, Management, and Outcome of Patients Diagnosed With Acute Pulmonary Embolism in the Emergency Department. Initial Report of EMPEROR (Multicenter Emergency Medicine Pulmonary Embolism in the Real World Registry). Journal of the American College of Cardiology. 2011; 57(6): 701 – 706.
5. Wiener R.S., Schwartz L.M., Woloshin S. Time Trends in Pulmonary Embolism in the United States. Arch Intern Med. 2011; 171(9): 831 – 837.
6. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Đạt Anh. So sánh mô hình PESI kinh điển và mô hình PESI giản lược để tiên lượng tử vong trong tháng đầu tiên do tắc động mạch phổi cấp. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2014; Phụ trương 91 (5): 42- 5.
7. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thế Dũng, Trương Quang Bình. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019: Phụ bản tập 23, số 2: 208 – 213.
8. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Ngọc Phương Dung. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cao tuổi thuyên tắc phổi tại Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018; phụ bản tập 22, số 1: 224 – 230.
9. Huỳnh Văn Ân. Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu: những biểu hiện khác nhau của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013; Tập 17, số 6: 122 – 128.
10. Nguyễn Văn Trí, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Thanh Hiền và cộng sự. Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Hội Tim mạch học Việt Nam. 2016.
11. Stein P.D., Terrin M.L., Hales C.A., et al. Clinical, Laboratory, Roentgenographic, and Electrocardiographic Findings in Patients with Acute Pulmonary Embolism and No Pre-Existing Cardiac or Pulmonary Disease. Chest. 1991; 100: 598 – 603.
12. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Giang Phúc, Lê Duy Lạc, Bùi Nghĩa Thịnh. Bước đầu điều trị bằng Alteplase liều thấp cho bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp có ngừng tuần hoàn. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 12-2020. Số 134 (10) 1 – 8.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment