TRƯỜNG HỢP CẮT TÚI MẬT QUA NỘI SOI Ổ BỤNG KẾT QUẢ, TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

TRƯỜNG HỢP CẮT TÚI MẬT QUA NỘI SOI Ổ BỤNG KẾT QUẢ, TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

 TRƯỜNG HỢP CẮT TÚI MẬT QUA NỘI SOI Ổ BỤNG KẾT QUẢ, TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG 

Văn Tần* và CS 
TÓM LƯỢC 
Đặt vấn đề: Cắt túi mật (TM) qua nội soi ổ bụng (NSOB) là kỹ thuật mổ ít xâm lấn, được ứng dụng thành công và được Mouret công bố lần đầu tiên ở Pháp năm 1987. Từ đó, kỹ thuật mổ này được phát triển rộng rãikhắp thế giới với PP phẫu thuật và dụng cụ ngày càng tinh tế. Ở nước ta, kỹ thuật mổ nầy được ứng dụng đầu tiên tại BV Chợ Rẫy năm 1992 và tiếp theo là tạ i BV Bình Dâ n và BV Việ t Đứ c nă m 1993. 
Mục đích:Nghiên cứu những tai biến và biến chứng (BC) do mổ cắt TM qua NSOB tại BV Bình Dân hòng có thể làm giảm thiểu những BC nầy, đặc biệt là tổn thương đường mật (TTĐM).
Đối tượng và phương pháp: Tấ t cả cá c trườ ng hợ p (TH) cắ t TMqua NSOB từ nă m 1993 đế n hế t thá ng 9 
năm 2003 taị BV Bình Dân. 
Kết quả: Tổng số TH nghiên cứu là3080. Tỉ lệ nam/nữ là 1/4 với tuổi trung bình (TB) là 50. Tỉ lệ chuyển qua mổ hở là 6.4%. Lượng máu mất TB trong lúc mổ là 25 ml. Thời gian (TG) mổ TB là 50 phú t. TG nằm viện TB sau mổ là 3.6 ngày. BC trong mổ là 1.5%, gồm chảy máu trên 100 ml và TTĐM phát hiện được. BC sau mổ là 3.7% mà cơ bản là dò mật gây tụ mật dưới gan hay viêm phúc mạc mật và nhiễm trùng lỗ trocar. Nếu chỉ kể 
tai biến và BC do TTĐM thì tỉ lệ đó là 0.5% phát hiện trong lúc mổ và 0.43% ở hậu phẫu. Dò mật do tuột clip là0.24%. Dò mật do ống mật phụ là 0.26% và dò dịch tá tràng do tổn thương (TT) tá tràng là 0.03%. Trong theo dõi trung và dài hạn có 0.09% bị hẹp đường mật (ĐM) gây vàng da. 
Bàn luận: Tỉ lệ chuyển qua mổ hở trong nhóm bệnh của chúng tôi cao hơn tỉ lệ ở các trung tâm khác lý do vì đa số BS của chúng tôi có ít kinh nghiệm mổ những TH khó. Ngày năm viện sau mổ còn dài vì các BS sợ BC sau mổ ở những bệnh nhân ở xa. Quan trọng nhất là TTĐM mà 60% có thể tránh được nếu các BS mổ được đào tạo tốt và có nhiều kinh nghiệm. 40% còn lại cũng có thể tránh được, nếu phẫu trường sáng rõ và cố gắng phẫu tích tỉ mỉ các cấu trúc nghi ngờ. Tỉ lệ nầy cao hơn chút ít tỉ lệ ở các BV Chợ Rẫy, BV Việt Đức và BV Đạihọc Y tp HCM nhưng cao hơn nhiều so với các báo cáo tại cáctrung tâm lớn trên thế giới. Điều trị các TTĐM 
rất phức tạp và kết quả lâu dài còn dè dặt khi ĐM bị cắt mất 1 đoạn sát rốn gan. 
Kết luận và khuyến cáo: Qua nghiê n cứ u trê n 3000 TH cắ t TM qua NSOB tạ i BV chú ng tô i từ nhữ ng TH đầu tiên năm 1993, tỉ lệ BC chung so với mổ hở thì khôngkhác nhau trừ tỉ lệ BC do TTĐM, điều mà chúng tôi rất ưu tư. Mọi TH bị TTĐM cần được phân tích tỉ mỉ hòng tìm ra nguyên nhân để học hỏi, để rút kinh nghiệm và người bệnh cần được điều trị triệt để và được theo dõi tốt nhất. Trong sơ bộ, dể giảm tỉ lệ TTĐM, chúng tôi 
thấy cần phải mổ cẩn thận hơn với kíp mổ có nhiều kinh nghiệm và có thề phải chụp hình ĐM trong lúc mổ ở những TH khó

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment