TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC HÍT VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG DỤNG CỤ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC HÍT VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG DỤNG CỤ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đình Phương1, Ngô Nguyễn Hải Thanh2, Trịnh Thị Hoàng Oanh1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Không tuân thủ điều trị thuốc hít và thực hành sử dụng dụng cụ hít chưa đạt là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Điều này có thể dẫn đến thất bại trong việc phòng ngừa đợt cấp và đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng hô hấp. Vì vậy việc khảo sát tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc hít và thực hành sử dụng dụng cụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và điều trị bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc hít, tỷ lệ thực hành sử dụng dụng cụ đạt và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân COPD đang trong giai đoạn ổn định tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 323 bệnh nhân COPD đến khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc hít là 58,8% và 48% thực hành sử dụng dụng cụ đạt. Qua mô hình đa biến, các yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị thuốc hít được xác định trong nghiên cứu: thay đổi loại dụng cụ thuốc hít (p=0,009), thực hành sử dụng dụng cụ (p=0,012).
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc hít tốt và thực hành sử dụng dụng cụ đạt còn thấp. Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc hít và thay đổi loại dụng cụ thuốc hít và thực hành sử dụng dụng cụ. Thường xuyên đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và thực hành sử dụng thuốc hít ở bệnh nhân COPD nhằm giúp có được quá trình điều trị tối ưu nhất
Không tuân thủ điều trị thuốc hít ở bệnh nhân bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng khá phổ biến ở các quốc gia trên toàn cầu với tỷ lệ còn cao, từ 40% đến 60%(1,2,3). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ điều trị thuốc hít trên đối tượng COPD chủ yếu như: người bệnh quên liều, bỏ liều khi cảm thấy khỏe, ngưng thuốc hít vì lo sợ tác dụng phụ và thực hành sử dụng dụng cụ không đúng(4,5,6).
Các kết quả cũng cho thấy thực hành sử dụng dụng cụ chưa đạt thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp của bệnh, với tỷ lệ từ 20% đến 40%(7,8). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy bệnh nhân COPD có thực hành sử dụng dụng cụ chưa đạt thì thường đi kèm tuân thủ điều trị kém, từ đó làm tăng tỷ lệ bỏ điều trị và diễn tiến của bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
https://thuvieny.com/tuan-thu-dieu-tri-thuoc-hit-va-thuc-hanh-su-dung-dung-cu-o-benh-nhan-benh-phoi-tac-nghen/