TƯƠNG QUAN GIỮA BỆNH UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ MÃN KINH VỚI TIỀN CĂN CHO CON BÚ SỮA MẸ

TƯƠNG QUAN GIỮA BỆNH UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ MÃN KINH VỚI TIỀN CĂN CHO CON BÚ SỮA MẸ

 TƯƠNG QUAN GIỮA BỆNH UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ MÃN KINH VỚI TIỀN CĂN CHO CON BÚ SỮA MẸ 

Nguyễn Ngọc Thoa*, Nguyễn Hữu Trung** 
TÓM TẮT 
Kết quả của các nghiên cứu trên thế giới về mối tương quan giữa việc cho con bú sữa mẹ và bệnh ung thư vú ở phụ nữ hậu mãn kinhkhông giống nhau. Từ ngày 1/4/2002 đến 1/4/2003, một nghiên cứu bệnh chứng lấy mẫu tại bệnh viện được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 315 phụ nữ hậu mãn kinh bị ung thư vú ở Bệnh viện Ung bướu và 315 phụ nữ hậu mãn kinh không bị bệnh ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ được thu nhận vào mẫu nghiên cứu. Cácđối tượng được phỏng vấntrực tiếp các thông tin nhân khẩu học, chiều cao, cân nặng, tiền căn gia đình bị ung thư vú, tiền căn bảnthân bị tiểu đường, các yếu tố về sinh sản và tiền căn cho con bú sữa mẹ. Có một mối liên quan đảo ngược giữa thời gian cho con bú và nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ bị ung thư vú ở người đã từng cho con bú giảm còn 0,45 (khoảng tin cậy 95% 0,21- 0,98) so với những người chưa từng cho con bú. Thời gian cho con bú mẹ càng nhiều, nguy cơ bị ung thư vú càng giảm. Nếu tổng thời gian cho con bú sữa mẹ tăng thêm 01 năm, nguy cơ bị ung thư vú ở người phụ nữ hậu mãn kinh giảm 15% (khoảngtin cậy 95% là 0,02 – 0,26, p = 0,029). Kết luận: Cho con bú kéo dài làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment