TỶ LỆ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CAO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018

TỶ LỆ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CAO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG TỶ LỆ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CAO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018.Trong hoạt động quản lý nhân sự, động lực làm việc của ngƣời lao động là một chủ đề đƣợc quan tâm đặc biệt không chỉ bởi động lực biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt mà còn là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, quyết định tới sự thành công hay thất bại của tổ chức. Ở các cơ quan y tế công, xuất phát từ sứ mệnh cao cả của nền công vụ là cung cấp các dịch vụ công tốt nhất để phục vụ ngƣời dân, động lực làm việc của viên chức y tế không chỉ đƣợc hiểu nhƣ là biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả của thể chế nhà nƣớc Xã hội Chủ nghĩa mà còn thể hiện tính trách nhiệm trong thực thi viên chức y tế để hoàn thành sứ mệnh của nền công vụ phục vụ ngƣời dân đó.


Nhân viên y tế (NVYT) cũng là con ngƣời, hằng ngày họ phải đối diện với sự sống cùng sự chết, gắn liền cuộc đời mình trong việc chữa trị cho ngƣời khác nhƣng đến khi chính bản thân họ bị suy sụp, ai sẽ là ngƣời chữa lành vết thƣơng cho họ. Một trong số những ngành nghề phải đối mặt với áp lực, căng thẳng cao trong môi trƣờng làm việc là: nhân viên y tế – bác sĩ, dƣợc sĩ, y tá, điều dƣỡng, các nhà trị liệu là những ngƣời gắn liền với công việc chữa trị cho ngƣời bệnh, nhƣng lại không có thời gian quan tâm đến sức khỏe bản thân mình, hầu nhƣ bỏ quên chính mình. Nhân viên y tế phải làm việc nhiều giờ, ngoài giờ, làm việc quá mức, trong tình trạng căng thẳng, mạng sống ngƣời khác nằm trong tay mình. Hằng ngày họ phải đối mặt với biết bao cảnh đời bất hạnh, biết bao đau đớn, bệnh tật, đối mặt với từng hoàn cảnh của gia đình các bệnh nhân. Những điều này có thể khiến họ nhìn thế giới toàn màu đau khổ.
Nhân viên y tế đƣợc xem là nguồn nhân lực chính trong chăm sóc sức khỏe ngƣời dân. Tuy nhiên, với nhiều cải cách và sáng kiến, quá trình lao động ngày càng phức tạp đáng kể, vấn đề kiêm nhiệm, sự cân bằng giữa các mối quan hệ nơi làm việc, gia đình và công việc đang khiến ngành y tế – cụ thể là NVYT phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, mất ngủ và kiệt sức tăng cao [45]. Ngành Y là một trong những ngành có tỷ lệ lạm dụng chất kích thích và tự tử cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác. Căng thẳng cao khiến NVYT có xu hƣớng mệt mỏi, vắng mặt, nghỉ việc, giảm chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh và dễ gây sai sót [41].
Theo trung tâm CDC Hoa Kỳ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, căng thẳng công việc đƣợc xem là một đáp ứng nguy hiểm về mặt thể chất và tinh thần diễn ra khi những đòi hỏi về mặt công việc không phù hợp, tƣơng xứng với năng lực, nguồn lực và nhu cầu của ngƣời lao động [41].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới, kết quả cho thấy, NVYT dù công tác trong những môi trƣờng khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, ở những cơ sở y tế khác nhau ít nhiều họ đều gặp phải áp lực công việc cao trong quá trình hành nghề. Tại Saudi Arabia, Salam A và cộng sự (2014) ghi nhận tỷ lệ căng thẳng của NVYT là 66,2% [42]. Tại Trung Quốc, Wen J và cộng sự (2016) nghiên cứu trên 1.537 NVYT kết quả 76,9% có một số triệu chứng kiệt sức hoặc triệu chứng kiệt sức nghiêm trọng và 54,8% có những sai sót y khoa trong năm [51]. Một nghiên cứu khác của Hội thần kinh học Trung Quốc (2017) trên 693 trƣởng khoa thần kinh và 6.111 bác sĩ chuyên khoa thần kinh cho thấy có 53,2% bác sĩ có kiệt sức ; 37,8% có bệnh về tâm lý và 50,7% có tỷ lệ áp lực công việc cao [52].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đa phần tập trung đo lƣờng tình trạng stress nghề nghiệp của NVYT trên đối tƣợng là điều dƣỡng (ĐD), ít gặp trên các đối tƣợng khác. Lê Thành Tài và cộng sự (2008) ghi nhận tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của ĐD trung bình là 42,8% theo thang đo PPS (The Percived Stress Scale) [13]. Tại Hải Phòng, Phạm Minh Khuê và cộng sự (2011) ghi nhận tỷ lệ áp lực công việc cao trên NVYT của bệnh viện đa khoa Kiến An là 6,39% [8]. Tại Bến Tre, Dƣơng Thành Hiệp và cộng sự (2014) ghi nhận tỷ lệ stress của ĐD, nữ hộ sinh bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu là 56,9% [7].
Bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện tuyến quận của thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo tình hình khám chữa bệnh trong năm 2017 và so sánh cùng kỳ năm 2016, tổng số lƣợt khám, chữa bệnh ngoại trú tăng 116,57%, tổng số điều trị nội trú tăng 109,22%. Mặt khác, khảo sát hài lòng năm 2018 ghi nhận NVYT chƣa hài lòng về khối lƣợng công việc chiếm tỷ lệ cao [10]. Kết quả hài lòng của ngƣời bệnh ngoại trú và thân nhân năm 2018 về trình độ năng lực của NVYT đạt 84,46%, giảm 9,87% so với kết quả khảo sát năm 2017. Trong đó, tỷ lệ ngƣời bệnh hài lòng với bác sĩ, ĐD về lời nói, thái độ giao tiếp đúng mực là 84,1%, giảm 9,2% so với 2017 là 93,3%; tỷ lệ hài lòng đối với việc đƣợc NVYT tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ là 85%, giảm 8,7% so với 2017 [11]. Hơn nữa, cho đến nay chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng áp lực công việc cao của NVYT công tác tại bệnh viện quận Thủ Đức. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ áp lực công việc cao của NVYT và các yếu tố liên quan tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 theo thang đo Job Content Questionaire của Karasek (JCQ-K).
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ áp lực công việc cao của NVYT tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 theo thang đo Job Content Questionaire của Karasek (JCQ-K) là bao nhiêu?
Yếu tố nào có liên quan tình trạng áp lực công việc cao của NVYT tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2018?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ áp lực công việc cao và các yếu tố liên quan ở NVYT tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 theo thang đo JCQ-K.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ áp lực công việc cao của NVYT tại bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 theo thang đo JCQ-K.
2. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ áp lực công việc cao của NVYT với các đặc điểm kinh tế xã hội: tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, chăm sóc con nhỏ dƣới 5 tuổi, chăm sóc ngƣời già/tàn tật, tình trạng nhà ở và thu nhập.
3. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ áp lực công việc cao của NVYT với các đặc điểm công việc: nghề nghiệp, khoa/phòng làm việc, thâm niên làm việc tại bệnh viện, trực đêm, số giờ làm việc trung bình trong tuần và công tác kiêm nhiệm

MỤC LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG TỶ LỆ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CAO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018.
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ……………………………………………………….. 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………………………… 6
1.1.1 Khái niệm NVYT………………………………………………………………………….. 6
1.1.2 Vai trò và hiện trạng của nhân viên y tế …………………………………………… 6
1.1.3 Khái niệm về căng thẳng ……………………………………………………………….. 7
1.1.4 Khái niệm về căng thẳng công việc…………………………………………………. 8
1.2 Nguyên nhân gây căng thẳng công việc …………………………………………… 8
1.3 Định nghĩa áp lực công việc cao………………………………………………………. 10
1.4 Mô hình nhu cầu công việc – quyền kiểm soát Karasek ……………………… 11
1.5 Tổng quan về stress………………………………………………………………………… 15
1.6 Các công trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của NVYT trên thế giới16
1.7 Các công trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của NVYT tại Việt Nam23
1.8 Các công cụ đo lƣờng căng thẳng ở NVYT……………………………………….. 25
1.8.1 Thang đo căng thẳng mở rộng ở điều dƣỡng (The expand nursing stress
scale – ENSS) …………………………………………………………………………….. 25
1.8.2 Thang đo mức độ căng thẳng Percieved Stress Scale của Cohen, Kamarch
và Mermelstein……………………………………………………………………………. 26
1.8.3 Thang đo Job Content Questionaire của Karasek (JCQ-K)……………….. 27
1.9 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu………………………………………………………….. 28
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng
.CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………. 30
2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………… 30
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 30
2.2.1 Dân số mục tiêu ………………………………………………………………………….. 30
2.2.2 Dân số chọn mẫu…………………………………………………………………………. 30
2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………. 30
2.2.4 Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………. 30
2.2.5 Kỹ thuật chọn mẫu………………………………………………………………………. 31
2.2.6 Tiêu chí chọn mẫu……………………………………………………………………….. 31
2.2.7 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ………………………………………………………….. 31
2.2.8 Kiểm soát sai lệch thông tin………………………………………………………….. 31
2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số …………………………………………………………… 32
2.3.1 Biến số nền…………………………………………………………………………………. 32
2.3.2 Biến số công việc………………………………………………………………………… 34
2.3.3 Biến số áp lực công việc ………………………………………………………………. 35
2.4 Thu thập dữ kiện ……………………………………………………………………………. 42
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện ………………………………………………………. 42
2.5 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………………………….. 43
2.6 Phân tích dữ kiện……………………………………………………………………………. 43
2.7 Y Đức …………………………………………………………………………………………… 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………… 46
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………. 46
3.2 Tình trạng căng thẳng công việc của NVYT ……………………………………… 48
3.3 Nhận định của NVYT về các yếu tố trong công việc ………………………….. 48
.3.4 Mối liên quan giữa áp lực công việc cao của NVYT với các đặc điểm kinh
tế xã hội của mẫu nghiên cứu…………………………………………………………… 52
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………….. 56
4.1 Đặc điểm về kinh tế – xã hội của mẫu nghiên cứu……………………………… 56
4.2 Tình trạng công việc của nhân viên y tế ……………………………………………. 57
4.3 Mối liên quan giữa tình trạng áp lực công việc cao của NVYT với các đặc
điểm kinh tế xã hội của mẫu nghiên cứu …………………………………………… 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Thang đo Job Content Questionnaire của Karasek (K – JCQ)
Phụ lục 2. Phiếu thu thập thông tin
Phụ lục 3. Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4. Điểm trung bình nhận định của NVYT theo đặc điểm mẫu nghiên cứu

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………. 46
Bảng 3.2 Đặc điểm về công việc của NVYT …………………………………………………… 47
Bảng 3.3 Tình trạng công việc của NVYT………………………………………………………. 48
Bảng 3.4 Tình trạng công việc của NVYT………………………………………………………. 48
Bảng 3.6 Nhận định của NVYT về áp lực thể chất…………………………………………… 48
Bảng 3.7 Nhận định của NVYT về quyền quyết định về thời gian và nhịp độ công
việc …………………………………………………………………………………………………… 49
Bảng 3.8 Nhận định của NVYT về quyền quyết định về độ phức tạp của công việc50
Bảng 3.9 Nhận định của NVYT về quyền quyết định về thứ bậc trách nhiệm……… 50
Bảng 3.10 Nhận định của NVYT về sự ủng hộ về mặt xã hội……………………………. 51
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa áp lực công việc cao của NVYT với các đặc điểm
kinh tế xã hội của mẫu nghiên cứu (n = 252)………………………………………….. 52
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa áp lực công việc cao của NVYT với các đặc điểm
công việc của mẫu nghiên cứu (n = 252)……………………………………………….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment