TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SẢN PHỤ CÓ THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SẢN PHỤ CÓ THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

TỶ LỆ BIỂU HIỆN TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SẢN PHỤ CÓ THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Trương Thị Bích Hà1, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Trầm cảm trong thai kỳ (TCTTK) và thai chậm tăng trưởng trong tử cung (TCTTTTC) có ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai.

Mục tiêu: Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ biểu hiện TCTTK ở sản phụ có TCTTTTC và một số yếu tố liên quan.

Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 sản phụ có TCTTTTC tại bệnh viện Hùng Vương từ 03/2020 đến 08/2020 với bảng điểm EPDS có điểm cắt 13.

Kết quả: Tỷ lệ biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là 13,5%; KTC 95% [10,2 – 16,8]. Qua phân tích hồi quy đa biến các yếu tố, bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là: (i) Nhóm có chồng với nghề nghiệp không ổn định tăng nguy cơ biểu hiện TCTTK so với nhóm có chồng với nghề nghiệp ổn định, OR = 3,04; KTC 95% [1,12 – 8,29]. (ii) Nhóm sản phụ có sang chấn tâm lý trong thời gian 2 tuần gần đây tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có sang chấn tâm lý, OR = 5,19; KTC 95% [2,15 – 12,57]. (iii) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt sức khỏe tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt sức khỏe OR= 2,81; KTC 95% [1,35 – 5,85]. (iv) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt tinh thần tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt tinh thần, OR = 8,88; KTC 95% [2,92 – 26,96].

Kết luận: Trầm cảm trong thai kỳ trên sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung là vấn đề cần được quan tâm và cần thêm các nghiên cứu can thiệp trong tương lai

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (TCTTTTC) được xem như là một trong những vấn đề rất phổ biến trong thai kỳ, đe dọa đến tình trạng sức khỏe thai như: có thể gây mất tim thai, trẻ sơ sinh khó nuôi sống do nhẹ cân hoặc phải chấm dứt thai kỳ khi còn non tháng(1). Thai chậm tăng trưởng có thể là kết cục của nhiều bất thường khác trong thai kỳ như tiền sản giật, thiếu máu, nhiễm trùng bào thai hoặc thai dị tật, các bất thường về bánh nhau, dây rốn vv… Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những xáo trộn về mặt tâm lý, như trầm cảm trong thai kỳ, cũng có thể làm tăng nguy cơ thai nhi tăng cân chậm(2), trẻ sơ sinh nhẹ cân.

https://thuvieny.com/ty-le-bieu-hien-tram-cam-va-cac-yeu-to-lien-quan-o-san-phu-co-thai-cham-tang-truong-trong-tu-cung/

Leave a Comment