TỶ LỆ KHÁM THAI ĐỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
TỶ LỆ KHÁM THAI ĐỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
Danh Tuyết Nhi1, Trương Thị Thùy Dung2, Trần Thị Tuyết Nga2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Khám thai là một trong những yếu tố giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Khám thai không đầy đủ làm tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ khám thai đủ và các yếu liên quan đến lần mang thai gần nhất ở phụ nữ huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 331 phụ nữ có con dưới 1 tuổi, tại 5 xã thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2019. Mỗi phụ nữ được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm yếu tố bản thân (tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập), tiền sử sản khoa và đặc điểm nền của người chồng. Mô hình hồi qui logistic đa biến sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến việc khám thai đủ với mức ý nghĩa p bằng 0,05.
Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ trong nghiên cứu này là 77,3%. Trong đó, có 84,9% phụ nữ khám thai tối thiểu 4 lần trong thai kì và 87,3% khám thai lần đầu tiên ở quý I. Những phụ nữ mang thai 1 lần, có 1 con sinh đủ tháng thì tỷ lệ khám thai đủ cao hơn những phụ nữ mang thai hơn 2 con, có trên 2 con sinh đủ tháng (p <0,05). Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, sinh nhiều hơn 2 con đủ tháng và nghề nghiệp chồng đi ghe có mối liên quan thực sự với khám thai đủ (p <0,05).
Kết luận: Tỷ lệ khám thai đủ cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, và sinh nhiều hơn 2 con đủ tháng có thể có tác động đến việc khám thai đủ ở lần sinh kế tiếp ở phụ nữ huyện Châu Thành, Kiên Giang.
Kh{m thai đủ là những thai phụ đã đi kh{m thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ và khám lần đầu trong 3 th{ng đầu của thai kỳ(1). Khám thai đủ là một trong những yếu tố bảo vệ và giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Khám thai không đầy đủ làm tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thống kê năm 2014 tỷ lệ sinh non ở Châu Á chiếm 78,9% trên toàn Thế Giới(2). Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ mắc bệnh giang mai được sàng lọc bệnh sẽ làm giảm 70% – 100% trẻ bị nhiễm bệnh và 1/3 trẻ sinh non(2). Ngoài ra nó còn gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho mẹ v| bé như tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sơ sinh(3). Vì vậy khám thai định kỳ đóng vai trò rất quan trọng giúp bác sĩ và thai phụ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình mang thai.