TỶ LỆ KHỚP CẮN LOẠI II VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017- 2018

TỶ LỆ KHỚP CẮN LOẠI II VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017- 2018

TỶ LỆ KHỚP CẮN LOẠI II VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017- 2018.Khớp cắn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của con người, đây là một trong ba thành phần cấu tạo nên bộ máy nhai. Khớp cắn là sự tiếp xúc của các răng ở cung răng hai hàm. Vì các răng tiếp xúc với nhau trong các hoạt động chức năng nên cung răng đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của bộ máy nhai, bao gồm nhai, nói, nuốt… Vấn đề tiếp xúc giữa các răng của hai cung hàm, hay nói khác đi là chức năng của cung hàm là chìa khóa đảm bảo cho sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai [1]. Ngoài ra cung răng còn góp phần tạo nên thẩm mỹ cho khuôn mặt của con người. Một cung răng đẹp kết hợp hài hòa với các yếu tố phần mềm góp phần mang lại nụ cười đẹp và tự tin của con người. Chính bởi tầm quan trọng của nó mà đã có rất nhiều các nghiên cứu về cung răng cũng như đặc điểm khớp cắn, kích thước cung răng hay tiêu chuẩn của một khớp căn lý tưởng là gì. Theo điều tra của nhiều tác giả cho thấy tỷ lệ bị lệch lạc khớp cắn trong cộng đồng là rất lớn chiếm từ 80% đến trên 90% dân số [2], [3], [4]. Trong đó lệch lạc loại I chiếm tỷ lệ cao nhất 71,3%, loại III là 21,7% cao hơn loại II. những năm gần đây ở Việt Nam với sự quan tâm của các bác sỹ Răng -Hàm – Mặt cũng như sự mong muốn của các bậc phụ huynh về điều trị dự phòng lệch lạc răng cho trẻ và chính sự quan tâm này đã mang lại cho trẻ một hàm răng bền vững, khỏe đẹp. Tuy nhiên ở Việt Nam do đời sống, kinh tế của đa số người dân còn gặp khó khăn, khả năng dự phòng lệch lạc khớp cắn cho trẻ hạn chế, những nguyên nhân gây lệch lạc khớp cắn như răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm hay những thói quen xấu về răng miệng vẫn chưa được quan tâm phát hiện sớm và điều trị kịp thời [4]. Ở lứa tuổi 12 hệ thống răng vĩnh viễn đã mọc gần như đầy đủ. Tìm hiểu tình trạng lệch lạc răng-hàm góp phần vào công tác phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng để có được khuôn mặt cân đối, hàm răng khỏe mạnh là cần thiết. Điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm lợi rất phổ biến ở nước ta nhưng chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực mới đang cần được quan tâm nhiều hơn trong cộng đồng xã hội. Vấn đề xác định lệch lạc răng hàm và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt cần được nghiên cứu ở nhiều vùng và nhiều độ tuổi. Điều tra về khớp cắn và nhu cầu điều trị CHRM đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới [5],[6] như: Thụy điển, Nauy, Malaysia, Anh, Hoa Kỳ, Phần Lan, Hồng Kông, Jordany… Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả làm về đề tài này, song nhìn chung đó là những nghiên cứu nhỏ lẻ, cỡ mẫu chưa lớn, chưa thể mang tính khái quát đặc trưng cho người Việt Nam. Chính vì thế việc có một bộ số liệu đầy đủ và chính xác, phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc là một yêu cầu bức thiết được đặt ra.

Leave a Comment