TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Hồng Hoa Nguyễn 1,, Thị Thanh Giang Huỳnh 2, Tiến Dũng Nguyễn 1, Thị Huyền Trang Nguyễn 1
Đặt vấn đề: Sử dụng đồng thời các chất tương tự hormone giải phóng gonadotropin với tamoxifen ở phụ nữ tiền mãn kinh và chất ức chế thụ thể Aromatase ở phụ nữ sau mãn kinh gây mất xương nhanh và tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân ung thư vú. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thiếu xương, loãng xương ở bệnh nhân ung thư vú điều trị nội tiết đến khám tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 105 phụ nữ mắc ung thư vú đang điều trị nội tiết tại Bệnh viện Quân Y 175 từ 01/12/2020 đến 30/05/2021. Được đo mật độ xương bằng phương pháp DXA với tiêu chuẩn thiếu xương: -1,5 ≤ T-score < -2,5 và loãng xương: T-score ≤ -2,5. Kết quả: Tình trạng thiếu xương chiếm 32,4% (KTC95%: 23,8-41,9) và loãng xương chiếm 35,2% (KTC95%: 25,7 – 44,8). Phụ nữ có độ tuổi ≥ 50 mắc ung thư vú có nguy cơ loãng xương cao hơn phụ nữ <50 tuổi gấp 5,2 lần (KTC95%: 1,1 – 26,4). Phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết Ais có nguy cơ loãng xương cao hơn so với phụ nữ sử dụng Tamoxifen gấp 4,1 lần (KTC95%: 1,01 – 16,2). Phụ nữ có sử dụng thuốc ức chế buồng trứng nội khoa tăng nguy cơ loãng xương gấp 14,2 lần (KTC95%: 2,6 – 77,3). Kết luận: Phụ nữ có mắc ung thư vú từ 50 tuổi có sử dụng thuốc nội tiết và sử dụng thuốc ức chế buồng trứng cần tầm soát loãng xương định kỳ.

Ung thư vú (UTV) là một trong những ung thư phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở phụ nữ trên toàn thế  giới  nói  chung  và  ở  Việt  Nam  nói  riêng.Khoảng 75% các khối u vú được chẩn đoán biểu hiện  các  thụthểestrogen (ER) và được  gọi  là ung  thư  vú  dương  tính  với  ER.  Oestradiol  rất quan  trọng đểkích  thích  sựphát  triển và tăng sinh  của ung thư vú và điều  trịbằng  liệu  pháp nội tiết, nhằm ngăn chặn tín hiệu oestradiol tăng sinh trong các tếbào ung thư vú. Ngoài tác dụng đối  với  các  tếbào  ung  thư  vú,  oestradiol  còn đóng một vai trò quan trọng trong một sốcơ chếsinh lý bao gồm điều hòa chuyển hóa xương(1).Sửdụng  đồng   thời   các   chất  tương  tựhormone  giải  phóng  gonadotropin  (GnRH)  với tamoxifen  hoặc  chất ức  chếaromatase  (AIs) ởphụnữtiền mãn  kinh và AIs ởphụnữsau mãn kinh gây mất xương nhanh và tăng nguy cơ gãy xương. Tamoxifen, một  chất điều  biến  thụthểestrogen  có  chọn  lọc,  gây  mất xương ởphụnữtiền  mãn  kinh  nhưng  lại  có  tác  dụng  bảo  vệxương ởphụnữsau mãn kinh.  Trong dân sốnói chung, gãy xương dễgãy ảnh hưởng  xấu đến chất lượng  cuộc  sống, làm tăng tỷlệmắc  bệnh và  tửvong và có liên quan đến  gánh  nặng  kinh tếxã  hội cao. Do đó, giảm  thiểu  sựmất xương và cuối cùng là ngăn ngừa gãy xương là một vấn đềsống sót quan trọng cần được giải quyết(2).Tại Bệnh viện QuânY 175 việc tư vấn,sàng lọc, điều trịvà dựphòng loãng xươngtrên bệnh nhân ung thư vúchưa được  thực  hiện thường quy.  Với  mong  muốn đóng góp vào công tác kếhoạch  của  bệnh  viện  trong  dựphòng  loãng xương và nâng cao giáo dục sức khỏe xương chobệnh  nhân  ung  thư  vúđiều  trịnội  tiết. Nên chúng tôi tiến hành nghiên  cứu đề tài các  mục tiêu như sau:Mục tiêu nghiên cứu1. Xác định tỷ lệ loãng xương ởbệnh  nhân ung thư vúđiều  trịnội  tiết đến  khám  tại  Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175.2.Xác định yếu tố liên quan đến tỷ lệ thiếu xương,  loãng  xương ởbệnh  nhân  ung  thư  vúđiều  trịnội  tiết  đến  khám  tại  Trung  tâm  Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment