Tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016

Tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016

Tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016.Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên, có thể gặp ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp mà phổi là cơ quan ảnh hưởng trước tiên và nhiều nhất [33]. Mặc dù thuốc điều trị đặc hiệu bệnh lao đã có từ hơn 50 năm, nhưng hiện nay bệnh lao vẫn còn là một trong những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế xã hội vì 75% người mắc lao nằm trong nhóm lao động chủ yếu của xã hội. Nguy hiểm hơn, hàng ngày trên thế giới cứ 15 giây lại có một người chết do bệnh lao, cứ mỗi giây trôi qua lại có một người mới nhiễm lao [24].


Ở Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do lao đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao. Ước tính hàng năm vẫn còn khoảng 130 000 người mới mắc lao, 180 000 hiện mắc lao và 17 000 người tử vong do lao [24], [15].
Nguy cơ nhiễm lao của người tiếp xúc (hít chung bầu không khí với người bị bệnh) tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, mật độ thân mật, đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí và yếu tố chủ thể, nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc bệnh lao khoảng 10%/năm [2].
Kiến thức về bệnh lao là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phòng chống bệnh này. Thường ngày, vẫn còn đó những bệnh nhân không tin rằng chính họ có thể mắc lao, họ không nhận thấy nguy cơ của chính mình; vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ thì không đến khám tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm mà thường tự mua thuốc điều trị, đến giai đoạn muộn, bệnh nặng thì mới được chẩn đoán bệnh lao nên việc điều trị thường khó khăn, khó hồi phục. Còn khá nhiều bệnh nhân lao chủ quan khi điều trị giai đoạn đầu thấy các triệu chứng giảm thì tự ý ngưng uống thuốc khiến bệnh nặng trở lại rất khó điều trị. Bỏ trị vẫn là một thách thức lớn đối với chương trình chống lao,2 do kéo dài thời gian lây nhiễm trong cộng đồng và khi được điều trị lại thì khả năng thành công thấp và tỷ lệ kháng thuốc cao [22], [20].
Việc đánh giá kiến thức những người nghi lao và đang điều trị lao là cần thiết, giúp hạn chế lây lan và ngăn ngừa được diễn tiến nặng của bệnh. Ngoài ra, sự hợp tác của bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị, những yếu tố liên quan đến người bệnh như: tuổi, giới, trình độ văn hóa, dân tộc…có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bên cạnh những nỗ lực của Chương trình chống lao quốc gia, đóng góp một phần nhỏ cho thành công của chương trình, việc phát hiện sớm những bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng, định hướng cho bệnh nhân tiếp cận được với kiến thức về bệnh và được điều trị triệt để; ngoài phương pháp phát hiện chủ động tại cơ cở, chúng tôi có thể phục vụ thường xuyên cho số đông bệnh nhân khi có triệu chứng nghi lao đến khám tại khoa khám bệnh, chủ động tuyên truyền, khám và phát hiện tại bệnh viện đạt hiệu quả cao, đỡ tốn kém góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân tại địa phương. Từ những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016” nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ mắc lao ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016.
2. Mô tả kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016

MỤC LỤC Tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao tại khoa Y học Nhiệt đới Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô năm 2016
Lời cam đoan ………………………………………………………………………………………………….i
Mục lục ……………………………………………………………………………………………………….. ii
Các ký hiệu viết tắt………………………………………………………………………………………. iii
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………………….iv
Danh mục biểu đồ…………………………………………………………………………………………..v
Báo cáo tóm tắt……………………………………………………………………………………………..vi
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………..3
1.1. Tình hình bệnh lao……………………………………………………………………………..3
1.2. Đặc điểm bệnh lao……………………………………………………………………………..4
1.3. Dấu hiệu nghi ngờ và phương pháp phát hiện lao…………………………………….8
1.4. Điều trị, quản lý và dự phòng bệnh lao ………………………………………………….9
1.5. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu……………………………………………………….13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………..14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….14
2.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….14
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………………….15
2.4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………..15
2.5. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………….15
2.6. Biến số, chỉ số …………………………………………………………………………………15
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin…………………………………………………18
2.8. Quy trình thu thập số liệu ………………………………………………………………….18
2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………19
2.10. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………………..19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….20
3.1. Đặc điểm chung và tỷ lệ mắc lao ………………………………………………………..20
3.2. Kiến thức về bệnh lao……………………………………………………………………….23
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………………….29
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu và tỷ lệ mắc lao………………………29
4.2. Kiến thức về bệnh lao……………………………………………………………………….31
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………….41KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………..43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi và giới …………………………………………………………………20
Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu mắc lao theo các nhóm tuổi…………………………………21
Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu mắc lao theo dân tộc ………………………………………….21
Bảng 3.4. Đối tượng nghiên cứu mắc lao theo nghề nghiệp……………………………………22
Bảng 3.5. Đối tượng nghiên cứu mắc lao trình độ học vấn…………………………………….22
Bảng 3.6. Các yếu tố làm dễ mắc lao …………………………………………………………………24
Bảng 3.7. Kiến thức về phát hiện bệnh lao………………………………………………………….25
Bảng 3.8. Hiểu biết thuốc lao được cấp không mất tiền ………………………………………..25
Bảng 3.9. Phổ biến kiến thức về bệnh lao …………………………………………………………..27
Bảng 3.10. Nguồn thong tin bệnh nhân biết về bệnh lao ……………………………………….28

DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Đối tượng mắc lao theo giới……………………………………………………………20
Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân gây lao …………………………………………………………………….23
Biểu đồ 3.3. Đường lây truyền bệnh lao……………………………………………………………..23
Biểu đồ 3.4. Các dấu hiệu nghi ngờ mắc lao ……………………………………………………….24
Biểu đồ 3.5. Hiểu biết về chữa trị khỏi bệnh lao ………………………………………………….25
Biểu đồ 3.6. Địa điểm khám bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ…………………………………..26
Biểu đồ 3.7. Thời gian điều trị bệnh lao……………………………………………………………..26
Biều đồ 3.8. Phương pháp làm hạn chế lây lan…………………………………………………….27
Biểu đồ 3.9. Các phương pháp phòng bệnh lao ……………………………………………………28

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment