Tỷ lệ nhiễm, kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng đến khám
Tỷ lệ nhiễm, kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng đến khám tại Bệnh viện Hồng Đức – Hải Phòng năm 2014.Viêm gan vi rút là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) và đây là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới hiện nay trên toàn hành tinh của chúng ta có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút VGB, trong đó có khoảng 350 triệu người mang vi rút mạn tính, những người này có một nguy cơ tiềm ẩn là sẽ bị tử vong do suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan.[69] Vi rút VGB chịu trách nhiệm tới 80% các trường hợp ung thư gan, ở nhiều nước đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi, có tỷ lệ người mang HBsAg mạn tính cao nhất thế giới (5%-10%) và khoảng 20%- 30% số này trở thành viêm gan mạn tính trước khi dẫn đến tử vong do suy gan, ung thư gan và xơ gan [69].
Tại Việt Nam rất nhiều công trình về tần suất VGB cho thấy Việt Nam ở vào vùng lưu hành dịch cao nhất thế giới. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 1978 đến năm 1990 số người mắc viêm gan khoảng 0,7%-0,8%. Tỷ lệ người mang HBsAg ở nhân viên y tế là 17,3%-26,3% [1],[2], sinh viên ĐHY Hà Nội 25% [7] Khánh Hòa 15,48% [15] Vĩnh Phúc 23,2% [15], Hà Nội 11,35% [58].
Hải Phòng là một trong những thành phố có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ có thai là 12,59%[6], tỷ lệ này ở người dân đánh bắt xa bờ là 19,16%[18], trong nhóm người cho máu là 2,45%, ở người có bệnh hoa liễu là 14,11%, ở nhóm người nghiện chích ma túy là 19,01%[27], [28].
Viêm gan vi rút B có ảnh hưởng rất nhiều tới các vấn đề kinh tế, xã hội. Chi phí y tế dành cho các bệnh viêm gan trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình. Do đó cần thiết phải có những nghiên cứu mọi mặt giúp các nhà chuyên môn, các nhà hoạch định chính sách y tế, xã hội nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh của viêm gan vi rút B để đưa ra những chiến lược phòng chống thích hợp.
Để xác định tình trạng nhiễm vi rút VGB và kiến thức của các đối tượng đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức – Hải Phòng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tỷ lệ nhiễm, kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng đến khám tại Bệnh viện Hồng Đức – Hải Phòng năm 2014” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B của các đối tượng đến khám tại Bệnh viện Hồng Đức Hải Phòng năm 2014
2. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của các đối tượng trên.
Từ đó đề xuất ra một số biện pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút VGB của nhân dân trong những năm tới, giúp cho ngành y tế của thành phố có những biện pháp tích cực và hiệu quả hơn trong công tác phòng chống lây nhiễm vi rút VGB tại cộng đồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ nhiễm, kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng đến khám tại Bệnh viện Hồng Đức – Hải Phòng năm 2014
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình viêm gan B trên thế giới, các nước trong khu vực và Việt Nam
1.2. Tình hình viêm gan vi rút B tại Hải Phòng 5
1.3. Bệnh viêm gan vi rút B 5
1.4. Sinh bệnh học trong viêm gan vi rút B 11
1.5. Nghiên cứu về kiến thức thực hành về phòng chống bệnh VBG 20
1.6. Chẩn đoán phòng thí nghiệm viêm gan vi rút B 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 26
2.6. Phương pháp hạn chế sai số 27
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.2. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B
3.3. Kiến thức, thực hành về phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LỤC 1: Phiếu điều tra kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống lây nhiễm HBV ở các đối tượng đến khám tại BVĐK Hồng Đức Hải Phòng.
PHỤ LỤC 2: Danh sách đối tượng xét nghiệm HBsAg
Trang
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm HBsAg trên tổng số đối tượng đến xét nghiệm. 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố các trường hợp nhiễm HBsAg theo nhóm 30
tuổi
Bảng 3.4. Tỷ lệ phân bố các trường hợp nhiễm HBsAg theo giới 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ phân bố các trường hợp nhiễm HBsAg theo địa dư 31
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo trình độ học vấn 32
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo trình độ học vấn 32
Bảng 3.8. Nguồn thông tin về phòng chống bệnh viêm gan B 33
Bảng 3.9. Kiến thức về các dấu hiệu VGB theo giới 34
Bảng 3.10. Kiến thức về các dấu hiệu VGB theo địa dư 35
Bảng 3.11. Kiến thức về đường lây truyền bệnh VGB theo giới 36
Bảng 3.12. Kiến thức về đường lây truyền của bệnh VGB theo địa dư 37 Bảng 3.13. Kiến thức về hậu quả của bệnh VGB theo giới 38
Bảng 3.14. Kiến thức về hậu quả của bệnh VGB theo địa dư 39
Bảng 3.15. Kiến thức về cách phòng tránh bệnh VGB theo giới 40
Bảng 3.16. Kiến thức về cách phòng tránh bệnh VGB theo địa dư 41
Bảng 3.17. Kiến thức về xử trí vết thương để phòng bệnh VGB theo 42 giới
Bảng 3.18. Kiến thức về xử trí vết thương để phòng bệnh VGB theo 43 địa dư
Bảng 3.19. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B 44
Bảng 3.20. Thực hành về phòng chống bệnh VGB 45
Trang
1.3 Cấu tạo bộ gen HBV 6
1.4 Tóm tắt sơ đồ diễn tiến vi rút viêm gan B 17
3.1 Tỷ lệ nhiễm HBsAg trên tổng số đối tượng đến xét nghiệm 29
3.2 Tỷ lệ phân bố các trường hợp nhiễm HBsAg theo nhóm tuổi 30
3.3 Kiến thức về hậu quả của bệnh viêm gan B theo giới 38
3.4 Kiến thức về xử trí vết thương để phòng bệnh viêm gan B theo 42
giới
3.5 Kiến thức về xử trí vết thương để phòng bệnh viêm gan B theo 43 địa dư