Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ
Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ
Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trần Đỗ Hùng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ S. pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumonniae gây CAP nặng ở trẻ em tại Cần Thơ cần được cập nhật. Bệnh phẩm dịch tỵ hầu ở trẻ em đươc nuôi cấy, phân lập xác định S. pneumoniae, đánh giá kháng sinh đồ và xác định MIC. Kết quả 89 chủng S. pneumoniae được phân lập từ 239 bệnh nhi CAP nặng. Vi khuẩn hoàn toàn không nhạy penicillin với MIC90 là 64 mg/L, gấp 8 lần so với ngưỡng kháng theo CLSI (2017); đề kháng cao với erythromycin (96,6%), trimethoprim/sulfamethoxazole (89,9%), clindamycin và clarithromycin (cùng 88,8%); nhạy với chloramphenicol, levofloxacin, ciprofloxacin, ceftriaxone với tỷ lệ lần lượt là 94,4%, 80,9%, 59,6%, 46,1%; 100% các chủng nhạy cảm với vancomycin và linezolid. Vì vậy, lựa chọn kháng sinh đầu tay nên là ceftriaxone. Kháng sinh thay thế có thể là levofloxacin, vancomycin hoặc linezolid.
Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng CAP (Community – acquired pneumonia) ở trẻ em.1,2 Gánh nặng do S. pneumoniae gây ra liên quan rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi.3 Theo báo cáo từ Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật, Thương tích và Yếu tố Nguy cơ Toàn cầu GBD (Global Burden of Disease, Injuries, and Risk Factors Study), trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở 195 quốc gia năm 2016, S. pneumoniaelà nguyên nhân gây ra hơn 341.000 trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.1Kháng sinh nhóm β – lactam được khuyến cáo để điều trị chính cho các nhiễm trùng do S. pneumoniae. Tuy nhiên, nhiều chủng S. pneumoniae giảm nhạy cảm với penicilin đã được phát hiện vào năm 1967 tại Úc; sau đó tỷ lệ S. pneumoniae kháng nhóm β – lactam tiếp tục tăng một cách đáng lo ngại và trở thành mối quan tâm trên toàn thế giới. Tỷ lệ S. pneumoniaegiảm nhạy cảm với penicillin ở một số nước có thể đến 97,8%.4 Tương tự, sự xuất hiện của các chủng S. pneumoniae đa kháng cũng khiến việc điều trị bệnh do S. pneumoniae trở nên khó khăn hơn.5 Đa số các trường hợp viêm phổi nặng dễ thất bại điều trị với kháng sinh kinh nghiệm ban đầu. Dữ liệu về vai trò gây bệnh và mức độ kháng kháng sinh của S. pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em tại Cần Thơ, trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã cũ và không nhiều. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ phân lập và mức độ kháng kháng sinh qua việc xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC
Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ