TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Trịnh Thị Bích Hà1,2, Thân Hà Ngọc Thể1,2, Phạm Ngọc Thùy Trang2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) khá thường gặp ở nguời cao tuổi. Có khá nhiều nghiên cứu về SSTT trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan tại phòng khám Lão khoa (PKLK), nơi tập trung bệnh nhân cao tuổi.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi tại PKLK, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả 387 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) đến khám tại PKLK BV ĐHYD TPHCM từ 01/09/2019 đến tháng 31/05/2020.
Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 70,58 ± 6,94 tuổi. Tỷ lệ SSTT theo thang điểm MMSE là 22,2%. Trong đó 73,3% là giai đoạn SSTT nhẹ, 25,6% là giai đoạn trung bình và 1,2% là giai đoạn SSTT nặng.
Kết luận: Tỷ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi đến khám tại PKLK BV ĐHYD TPHCM theo thang điểm MMSE khá cao (22,2%). Do đó cần tiến hành tầm soát SSTT ở người bệnh cao tuổi đến khám bệnh tại PKLK BV ĐHYD TPHCM, góp phần phát hiện sớm bệnh lý này ở người bệnh cao tuổi để có chiến lược can thiệp hiệu quả, cải thiện chất lượng sống, cũng như giảm hậu quả nặng nề của bệnh SSTT cho người cao tuổi, gia đình và xã hội.

Hiện nay người cao tuổi (NCT) trên thế giới càng tăng cao và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó(1). Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh mạn tính – một nhóm bệnh đặc trưng của tuổi già, điển hình là tình trạng sa sút trí tuệ (SSTT), với tỷ lệ mắc SSTT tăng gấp đôi mỗi 5 năm sau 60 tuổi(2). SSTT là hội chứng rất thường gặp ở NCT, là một trong những nguyên nhân gây tàn phế, tăng tần suất nhập viện và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống ở NCT. Số người mắc SSTT ngày càng tăng, dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên 75,63 triệu người, đến năm 2050 con số này sẽ tăng gấp ba lần khoảng 135,5 triệu,
trong đó 71% là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng SSTT tại Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan tại phòng khám Lão khoa (PKLK), nơi tập trung bệnh nhân cao tuổi. Do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan theo thang điểm MMSE ở bệnh nhân cao tuổi tại PKLK, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM).

https://thuvieny.com/ty-le-sa-sut-tri-tue-theo-thang-diem-mmse-o-benh-nhan-cao-tuoi-tai-phong-kham/

Leave a Comment