Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất

Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất

Luận văn Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên Y1 – Đại học YHà Nội năm 2014-2015. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì đời sống không ngừng được nâng cao và con người cũng chú ý hơn về vấn đề chăm sóc bản thân. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và nhu cầu chăm sóc răng miệng nói riêng là nhu cầu thiết yếu của mọi người, ngày càng được quan tâm và chú trọng.

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Không những thế chi phí cho việc khám và điều trị là rất lớn. Sâu răng còn gây ra các biến chứng viêm tủy răng, cuống răng, nặng nề hơn còn dẫn đến vỡ, mất răng….ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của người bệnh.
Năm 2012, WHO báo cáo có 60%-90% học sinh bị sâu răng [1]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và Cộng sự (2000) tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 56,6%; chỉ số sâu, mất, trám là 1,87; ở lứa tuổi 15¬17 là 68,6%; chỉ số sâu, mất, trám là 2,16 [2]. Để giải quyết tình trạng trạng này nhiều năm qua ngành răng hàm mặt đã thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà trọng tâm là công tác Nha Học Đường. Ở những nơi triển khai tốt công tác này đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên chương trình Nha Học Đường chủ yếu được triển khai tại cấp 1 và cấp 2 còn ở cấp 3 những hiểu biết về chăm sóc răng miệng phần nhiều là được kế thừa lại ở các cấp học trước.
Răng hàm lớn thứ nhất (răng 6) đóng góp vai trò quan trọng trong ăn nhai, duy trì kích thước dọc khớp cắn, đảm bảo sự liên tục của cung răng, duy trì vị trí cân bằng của môi và má. Răng hàm lớn thứ nhất mọc lúc khoảng 6 tuổi nên còn gọi là “răng 6 tuổi”. Đây là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong miệng, đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung răng. Đặc điểm là sâu răng xảy ra rất sớm, và diễn biến liên tục suốt cuộc đời của răng vĩnh viễn, đặc biệt nếu không được vệ sinh răng miệng tốt.
Sinh viên Y1 vừa tốt nghiệp từ môi trường Phổ thông trung học và 17-18 tuổi là lứa tuổi đã hoàn thành việc thay bộ răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, có thể kĩ năng thực hiện các phương pháp vệ sinh răng miệng rất thành thạo. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, thay đổi hoormon và những thói quen ăn uống không tốt làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Vì thế sâu răng hàm lớn thứ nhất và các biến chứng của sâu trên răng hàm lớn thứ nhất càng chiếm tỷ lệ cao.
Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên Y1 – Đại học YHà Nội năm 2014-2015
Với mục tiêu:
1.    Nhận xét tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất ở sinh viên Y1 tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2014-2015.
2.    Bước đầu đánh giá đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu về nhu cầu điều trị các tổn thương do sâu răng hàm lớn thứ nhất trên nhóm sinh viên Y1. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tỷ lệ sâu răng, đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên nhóm răng hàm lớn thứ nhất của sinh viên Y1 – Đại học YHà Nội năm 2014-2015
1.    World Health Organization (2012). Oral health. Fact sheet No 318, April 2012.
2.    Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ân, Trịnh Đình Hải (2000). Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam năm 1999-2000. Tạp chíy học Việt Nam, 264 (4), 23-70.
3.    http://www.rhm.benhvien115.com.vn/3cms/?cmd=130&art=13297140303 66&cat=101286181791182 .
4.    Hoàng Tử Hùng (2005), Mô phôi răng miệng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5.    http://what-when-how.com/wp-content/uploads/2012/05/tmp57249.ipg.
6.    Gabriela W, Rickne và cộng sự (2011). Morphology of permanent molar, Woelfel ’s Dental Anatomy 8, Lippincot Williams and Wilkins, Philadenphia, 120 – 140; 60-80.
7.    https://www.studvblue.com/notes/note/n/permanent-molar-anatomy- images/deck/8937545.
8.    Trịnh Thị Thái Hà (2013), Chữa răng và nội nha. NXB Giáo dục, tr. 11-32.
9.    Trịnh Đình Hải (2004), Giáo trình sâu răng và dự phòng sâu răng, Giáo trình sau đại học, NXB Y học, tr 7-29.
10.    Trần Văn Trường và cộng sự (2002), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, tr 74.
11.    SEOBWK (1996). “Dental health of preschool children in Brisbane Australia Community”. Dent. Oral. Epidemi. 1996 June. 24 (3): 187-190.
12.    Diniz M.B et al (2012). Traditional and Novel Caries Detection methods, Contemporary Approach to Dental Caries, 105-126.
13.    Nyvad B. (2004). “Diagnosis versus detection caries”. Caries Res, 38,
192-198.
14.    Ross G (1999). “Caries diagnosis with the Diagnodent laser: a user’s product evaluation”. OntDent. 21-24.
15.    Pretty IA. (2006). “Review Caries detection and diagnosis: Novel technologies”. Journal of Dentistry. 34, 727-739.
16.    Trịnh Thị Thái Hà (2013), Chữa răng và nội nha. NXB Giáo dục, tr. 106-123.
17.    Pitts N.B. (2004). “Modern Concepts of Caries Measurement”. JDent Res (83), (Spec Is C). pp. 43-47.
18.    WHO ( 1997). Oral health survey , basic method. 4 edition. Geneva, pp. 1-34.
19.    Ngô Đồng Khanh, Nguyễn Cẩn (2001), “Phân tích dịch tễ đánh giá bệnh sâu răng và nha chu ở Việt Nam “. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 1994-2001, tr.9-16.
20.    Miira M. Vehtcalahti Hossein Hessar, Mohammact F. Eghblal Hamid Samadzadeh Heikki T. Murtoma (2008). Oral Health and Treatment Need S among 18- year-old Iranians in 2007, Medical principal practice 2008, Vol.
21.    Ismail A Darout (2008) “Dental cariesprevalence among intermedicite and second dary school students in Thamar- Yemen “, Al – Rafidain Dent J.8, pp. 86-87.
22.    Doul Brik Petersen Benoit Varene (2004). “Oral health status of children and adults in urban and eural aras of Burkina Faso, Afica “, International Dental Journal. 54, pp. 83-89.
23.    Irwin D. Mandel (1960). Carie prevention. Current Strategies. New Directions. JADA, Vol. 127 (1477- 1486).
24.    WHO (1994). Global goals for the year 2000. Geneva, (15-17).
25.    WHO (1997). Global data on dental caries level Geneva Paediatric dentistry. What’s new a contempolary a and approach to the art and science of caries risk assessment. Ann (45-46 ).
26.    Võ Thế Quang và CS (1993). “Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam-1990” Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện răng hàm mặt TP Hồ Chí Minh.
27.    Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ân, Trịnh Đình Hải (1999). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, NXB Y học.
28.    Trần Văn Trường và Cộng sự (2002). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
29.    Trần Thúy Nga (2010). Nha khoa trẻ em. NXB Y HỌC, tr. 366 – 367.
30.    Rail Ahmad Togoo et al. (2011). Prevalance of first permanent molar caries among 7-10 years old school going boys in Abha city, Saudi Arabia. JIOH, 3(5), 29-34.
31.    Liana Beresescu et al. (2012). “Clinical-statistical study regarding the decay frequency of the first permanent molars”. Romanian Journal of Oral Rehabilitation, 4(4), 22-26.
32.    Trần Ngọc Thành (2007), Thực trạng sâu hố rãnh và đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh răng 6, răng 7 ở học sinh tuổi 6 đến 12, trường Đại học Răng hàm mặt, Hà Nội.
33.    Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Đánh giá tổn thương sâu răng số 6 bằng lazer huỳnh quang ở học sinh 6 đến 11 tuổi tại trường tiểu học Láng Thượng- Đống Đa – Hà Nội., Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội
34.    Nguyễn Thị Mai (2012), Thực trạng sâu răng của học sinh 7 đến 11 tuổi tại trường tiểu học Đền Lừ – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội năm 2012, trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
35.    WHO (1994). Global goals for the year 2000. Geneva, 15-17.
36.    Bagramian RA et al. (2009). “The global increase in dental caries. Apending public health crisis”. Am JDent. 22, 3-8.
37.    Philipus J. (2004). “Oral health in South Africa”. International Dent J. 54,
373-377.
38.    Wang Hong- Ying (2002). The second national survey of oral health status of children and adults in China. International Dental Journal, 52, 283-290.
39.    Maria Laura Menezes Bonow et al. (2013). “Efficacy of 1.23%APF gel applications on incipient carious lesions: a doubleblind randomized clinical trial”. Braz Oral Res. 27(3), 279-85.
40.    Trần Văn Trường, Vũ Mạnh Tuấn (2010), Khảo sát mức độ tái khoáng men răng của gel NaF 1,23% trên thực nghiệm, Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học nghiên cứu sinh lần thứ XVI, Trường Đại học Y Hà Nội.155- 156.
41.    Nguyễn Quốc Trung, Vũ Mạnh Tuấn, Lộc Thị Thanh Hiền, Phạm Hùng (2010), Đánh giá tác dụng của Amfluor gel 1,23% đối với sâu men sớm ở răng vĩnh viễn. Tạp chí Y học thực hành, tập 739- số 10, tr.97-99.
42.    Trịnh Đình Hải (2000), “Vấn đề vệ sinh răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương ”, Luận án Tiến Sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr 60-93
43.    Mai Đình Hưng (2005), Bệnh sâu răng. Bài giảng răng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, tr.8-14.
44.    WHO (1997). Oral health survey basic method. 4th Edition, Geneva; pp.25-28.
45.    Lê Bá Nghĩa (2009), Nghiên cứu mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng và sâu răng vĩnh viên ở học sinh 12¬15 tuổi tại trường THCS Tân Mai. Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
46.    Hoàng Tử Hùng, Tạ Tố Trân (2009), Phát hiện sâu răng sớm: đối chiếu giữa quan sát và thiết bị Laser huỳnh quang. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt 2009, tr.27-33.
47.    Lương Xuân Quỳnh (2014). “Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng trên sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Hải Phòng”. Luận án Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
48.    Elena Barbería et al. (2008). “A Clinical Study of Caries Diagnosis With a Laser Fluorescence System”. JADA 2008, 139(5), 572-579.
ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Một số đặc điểm về giải phẫu răng và sinh lý răng    3
1.1.1.    Cấu tạo giải phẫu răng    3
1.1.2.    Thay đổi sinh lý men ngà theo tuổi    4
1.1.3.    Đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6)    5
1.1.31. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới    5
1.2.    Bệnh sâu răng    8
1.2.1.    Nguyên nhân và hiểu biết về bệnh sâu răng    8
1.2.2.     Các biện pháp phát hiện sâu răng    11
1.2.3.    Phân loại và tiến triển bệnh sâu răng    14
1.2.4.    Dịch tễ học và thực trạng bệnh sâu răng trên thế giới và Việt Nam … 16
1.2.5.    Nguyên nhân gây sâu và tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất    20
1.3.    Nhu cầu điều trị    21
1.3.1.    Mục tiêu    21
1.3.2.    Nhu cầu điều trị trên thế giới    22
1.3.3.    Nhu cầu điều trị ở Việt Nam    23
1.3.4.     Các biện pháp can thiệp, dự phòng sâu răng    23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
1.1.    Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu    26
1.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    26
1.1.2.    Thời gian nghiên cứu    26
1.1.3.    Đối tượng nghiên cứu    26
1.2.    Phương pháp nghiên cứu    27 
1.2.1.    Thiếu kế nghiên cứu    27
1.2.2.    Cỡ mẫu    27
1.2.3.    Phương pháp chọn mâu    27
1.2.4.    Các bước tiến hành    28
1.2.5.    Biện pháp vô khuan    29
1.2.6.    Các chỉ số dùng trong nghiên cứu    29
1.2.9.    Xử lý số liệu    33
1.2.10.    Khó khăn, hạn chế của đề tài    33
1.2.11.    Đạo đức trong nghiên cứu    33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    35
3.1.     Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    35
3.2.     Tình trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất    36
3.3.    Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất và nhu cầu điều trị    39
3.3.1.    Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất    39
3.3.2.    Nhu cầu điều trị răng hàm lớn thứ nhất trên lâm sàng    43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    46
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    46
4.2.    Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng sâu răng hàm lớn thứ nhất    47
4.3.    Đặc điểm lâm sàng và nhu cầu điều trị trên răng hàm lớn thứ nhất
theo đặc điểm lâm sàng    50
4.3.1.    Đặc điểm lâm sàng răng hàm lớn thứ nhất    50
4.3.2.    Nhu cầu điều trị trên răng hàm lớn thứ nhất theo đặc điểm lâm sàng .. 53
KẾT LUẬN    55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Hình 1.1. CẤu tẠo giẢi phẪu răng    3
Hình 1.2. Răng hàm lớn thứ nhẤt hàm dưới    5
Hình 1.3. Răng hàm lớn thứ nhẤt hàm trên    7
Hình 1.4. Sơ đồ Keys     9
Hình 1.5. Sơ đồ White    10
Hình 1.6. Sơ đồ tóm tẮt cơ chẾ sâu răng     11
Hình 1.7. Thăm khám bẢng thám trâm     12
Hình 1.8. Khám và đo bẢng laser huỲnh quang    13
Hình 1.9. Sơ đồ tẢng băng pitts    16
Hình 1.10: TỔn thương sâu men Ở rãnh mẶt nhai    24
Hình 1.11. Trám bít hô rãnh phòng sâu răng    25
Hình 1.12. TỔn thương sâu ngà    25
Hình 2.1. DỤng cỤ khám    28
BẢng 1.1. Phân chia mỨc đỘ sâu răng theo chỈ sỐ smt cỦa who    18
BẢng 1.2. ChỈ sỐ smt cỦa mỘt sỐ nưỚc phát triỂn trên thẾ giỚi    18
BẢng 1.3. ChỈ sỐ smt Ở mỘt sỐ nưỚc đang phát triỂn    19
BẢng 1.4. Tình trẠng sâu răng trẺ em toàn quỐc năm 1990-2001    19
BẢng 1.5. MỤc tiêu toàn cẦu dỰ phòng sâu răng trẺ em năm 2010    22
BẢng 2.1. ChỈ sỐ sâu răng theo lâm sàng    29
BẢng 2.2. ChỈ sỐ nhu cẦu điỀu trỊ theo chỈ sỐ lâm sàng    32
BẢng 2.3. Phân loẠi tỶ lỆ sâu răng theo who    32
BẢng 3.1. TỶ lỆ sinh viên đưỢc nghiên cỨu theo giỚi    35
BẢng 3.2. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo tuỔi    38
BẢng 3.3. Phân nhóm vỊ trí sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt    38
BẢng 3.4. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt bỊ sâu    39
BẢng 3.5. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo giỚi    40
BẢng 3.6. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo tuỔi    41
BẢng 3.7. ĐẶc điỂm lâm sàng răng hàm lỚn thỨ nhẤt hàm trên, hàm dưỚi … 42
BẢng 3.8. Nhu cẦu điỀu trỊ trên răng hàm lỚn thỨ nhẤt    43
BẢng 3.9. Nhu cẦu điỀu trỊ theo giỚi    44
BẢng 3.10. Nhu cẦu điỀu trỊ theo vỊ trí hàm trên, hàm dưỚi    45
BiỂu đỒ 3.1. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt trên đỐi tưỢng nghiên cỨu… 36 BiỂu đỒ 3.2. TỶ lỆ sâu răng hàm lỚn thỨ nhẤt theo giỚi    37 

Leave a Comment