TỶ LỆ SẢY THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢY THAI Ở HUYỆN PHÙ CÁT – BÌNH ĐỊNH
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở huyện Phù Cát – Bình Định trên 6.600 phụ nữ 15 – 49 tuồi đã có gia đình, đã từng mang thai ở 30 thôn thuộc 18 xã, thị trấn của huyện Phù Cát – Bình Định ở thời điểm tháng 1/2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai là 9,58%. Tỷ lệ bà mẹ bị sẩy thai tăng dần từ lần mang thai thứ 3: tỷ lệ sẩy thai lần mang thai thứ 3 là 5,53%; lần mang thai thứ 4 là 7,89% (OR3-4 = 7; 95% Cl: 4 -12,3). Tỷ lệ sẳy thai ở phụ nữ bị hút thuốc lá thụ động là 4,21% và phụ nữ không hút thuốc lá thụ động là 2,85% (p < 0,05). Tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật là 4,68%; không phơi nhiễm là 3,14% (p < 0,05).
Sẩy thai là việc mang thai kết thúc một cách tự nhiên trước khi thai nhi đạt tới độ tuổi có thể sống bên ngoài tử cung. Theo chuẩn quốc gia của Việt Nam hiện nay, sẩy thai là trường hợp thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) [1], Sẩy thai là một trong những bất thường sinh sản phổ biến nhất. Tỷ lệ sẩy thai khác nhau tùy theo nơi nghiên cứu ở bệnh viện hay tại cộng đồng, ở Việt Nam, tỷ lệ mẹ bị sẩy thai từ 8 -12% [2; 3],
Nguyên nhân của bất thường sinh sản là do di truyền, do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh vật học. ở Việt Nam, ngoài các nguyên nhân như các nước, ở một số vùng còn chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh [3], ở Việt Nam, tỷ lệ bất thường sinh sản nói chung hay từng loại bất thường sinh sản nói riêng trong các nghiên cứu có thể khác nhau (do cỡ mẫu, cách chọn mẫu, phương pháp điều tra, cách đánh giá…)
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất