TỶ LỆ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TỶ LỆ STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Danh Thành Tín1, Lê Minh Thuận1, Huỳnh Ngọc Thanh1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Stress, lo âu, trầm cảm là những vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp trong cuộc sống. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy tình trạng các rối loạn này ở học sinh đang ở mức khá cao. Việc xác định tình trạng các rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến hiện nay của học sinh trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Vị Thanh là hết sức cần thiết, để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng phù hợp nhất. Xác định tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan của học sinh trường THPT chuyên Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 07/2020 trên 718 học sinh trường THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi tự điền và thang đo DASS-21 để xác định tình trạng các rối loạn stress, lo âu, trầm cảm.
Kết quả: Trong 718 học sinh tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ các rối loạn stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là: 52,1%; 63,8%; 42,1%. Tỷ lệ mắc một tình trạng là 24%, hai tình trạng là 26% và mắc cả ba tình trạng là 27,3%. Stress có liên quan với những học sinh có tôn giáo, khối lớp 12, học sinh thường xuyên chịu áp lực bản thân, áp lực trước mỗi kỳ thi và có mâu thuẫn với gia đình (p <0,05). Tỷ lệ lo âu cao ở nhóm học sinh thường xuyên gặp áp lực bản thân, áp lực trước mỗi kỳ thi, có mâu thuẫn với gia đình; trong khi đó, học sinh có vận động thể lực trên 4 lần/tuần giảm tỷ lệ lo âu (p <0,05). Tỷ lệ trầm cảm là cao hơn ở những học sinh cảm thấy thua kém bạn bè; ngược lại, những học sinh có mối quan hệ tốt với giáo viên có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn so với học sinh có mối quan hệ với giáo viên ở mức bình thường (p <0,05).
Kết luận: Tỷ lệ các rối loạn stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trường THPT chuyên Vị Thanh khá cao. Để các giải pháp thực hiện có hiệu quả cần có sự phối hợp từ tất cả mọi phía: từ học sinh, gia đình đến nhà trường và các nhà nghiên cứu.
Stress, lo âu, trầm cảm là những rối loạn sức khoẻ tâm thần phổ biến thường gặp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có 10 – 20% trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần phổ biến liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm; chiếm 16% gánh nặng bệnh tật và thương tật trên toàn thế giới ở độ tuổi 10 – 19 tuổi. Do đó vấn đề này đã và đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà khoa học trên khắp thế giới. Theo báo cáo của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) khoảng 8 – 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần(1). Qua khảo sát tại một số thành phố lớn đều cho thấy tỷ lệ học sinh trung học phổ thông mắc các rối loạn khá cao: tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm tại TP. Hà Nội.