Tỷ lệ tăng acid uric máu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ≥ 35 tuổi điều trị tại khoa nội
TỶ LỆ TĂNG ACID URIC MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN >= 35 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CÀ MAU TỪ 08/2011 – 07/2012
HUỲN NGỌC LINH -Trường Cao Đẳng y tế Cà Mau
Đặt vấn đề
Trong nhiều năm, tăng acid uric máu được cho là song hành với bệnh gout, nhưng hiện nay nó được xem như một chất đánh dấu của nhiều rối loạn về chuyển hóa. Nghiên cứu MONICA tại Đức dạng cohort trên 1044 người nam cho thấy: ở nhóm có acid uric máu cao thì nguy cơ NMCT tăng hơn nhóm bình thường 1,7 lần. Nghiên cứu của Krishnan E; Kwoh CK [5] nam giới có huyết áp bình thường mà acid uric máu lúc đầu cao
thì có nguy cơ bị tăng huyết áp trên 80% (tỷ lệ chênh (OR): 1,81; KTC 95%: 1,59 – 2,07) so với ng−ời có nồng độ acid máu bình th−ờng. Cứ tăng mỗi một đơn vị acid uric huyết thanh thì tăng 9% nguy cơ mắc tăng huyết áp (tỷ lệ chênh: 1,09; KTC 95%: 1,02 – 1,17).Nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải đáp câu hỏi: Tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân ≥35 tuổi điều trị tại Khoa Nội BVĐKTP Cà Mau và các yếu tố liên quan? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân ≥35 tuổi tại bệnh viện ĐKTP Cà Mau.
Xác định mối tương quan giữa acid uric máu và các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới tính, béo phì…
Xác định mối tương quan giữa acid uric máu và các bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất