Tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, năm 2017
Luận văn thạc sỹ y học Tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, năm 2017.Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh không lây có tỷ lệ mắc phổ biến nhất hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA, trong đó mỗi năm có tới 9,4 triệu người tử vong do căn bệnh này [1]. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm 2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2015 tỷ lệ người lớn bị THA đang ở mức báo động là 47,3% [2]. Biến chứng hay gặp nhất của THA là suy tim, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương đáy mắt, có protein trong nước tiểu và suy thận [2] [3]. Bệnh THA được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có những triệu chứng điển hình. Không phải lúc nào người mắc bệnh THA cũng thấy khó chịu. Một số người THA có triệu chứng lâm sàng như: Chóng mặt, đau đầu, ù tai. Tuy nhiên, rất nhiều người THA lại không có biểu hiện này. Vì vậy, THA được xếp là một trong số các bệnh không lây nhiễm có tính chất nguy hiểm với cộng đồng và được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về y tế nhiều giai đoạn. Trong đó có việc dự phòng THA là cần thiết, cụ thể là dự phòng các yếu tố nguy cơ gây nên THA. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA liên quan đến tuổi, giới, các thói quen hút thuốc lá, uống rượu, ít vận động, béo phì và các yếu tố kinh tế xã hội, lối sống… Sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự thay đổi về điều kiện sống, làm việc và hoạt động tinh thần. Tuy nhiên có sự khác nhau ở từng vùng, từng khu vực. Do đó các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ THA cũng không giống nhau giữa các địa phương. Nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội – văn hóa còn khó khăn, cũng như hiểu biết về bệnh tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ còn hạn chế.
Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam cho thấy trong những người bị THA, có 39,1% không được phát hiện bị THA; có 7,2% bị THA không được điều trị; có 69,0% bị THA chưa kiểm soát được [2]. Trong thực tế người ta thường không phát hiện mình bị THA từ bao giờ, số người được điều trị cũng như số người điều trị đạt được “Huyết áp mục tiêu” lại không nhiều trong khi THA là bệnh rất dễ phát hiện, có thể điều trị, có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn.
Huyện Văn Yên cho đến nay chưa có một điều tra nào về tỷ lệ THA và các yếu tố liên quan đến bệnh THA cũng như việc quản lý điều trị bệnh THA ở cộng đồng, do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về “Tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 40 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, năm 2017” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 40 tuổi trở lên tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người dân từ 40 tuổi trở lên tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.
3. Mô tả hoạt động quản lý điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2017.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa, chẩn đoán xác định và phân loại THA 3
1.1.1 Định nghĩa THA 3
1.1.2 Chẩn đoán xác định và phân loại THA 4
1.2 Biểu hiện và những biến chứng thường gặp trong THA 6
1.2.1 Biểu hiện của THA 6
1.2.2 Những biến chứng thường gặp của THA 7
1.3 Gánh nặng bệnh tật do THA 7
1.4 Điều trị THA tại tuyến y tế cơ sở 8
1.5 Các yếu tố liên quan đến bệnh THA 11
1.5.1. Các yếu tố thay đổi được 11
1.5.2. Các yếu tố không thay đổi được 15
1.6 Thực trạng THA và quản lý điều trị bệnh THA 17
1.6.1 Trên thế giới 17
1.6.2 Ở Việt Nam 18
1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị THA 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 25
2.2 Đối tượng nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 27
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.3.2 Cách chọn mẫu vào nghiên cứu 27
2.4 Quy trình thu thập số liệu 28
2.5 Biến số, chỉ số nghiên cứu 28
2.6 Phương pháp phân tích số liệu 31
2.7 Sai số và cách khắc phục sai số 32
2.7.1 Sai số có thể gặp phải 32
2.7.2 Cách khắc phục sai số 32
2.8 Đạo đức nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan đến bệnh THA của người dân huyện Văn Yên 33
3.2. Hoạt động quản lý điều trị THA ngoại trú tại huyện Văn Yên 40
Chương 4: BÀN LUẬN 46
4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. 46
4.2 Tỷ lệ THA chung và phân độ THA 49
4.3 Đặc điểm dịch tễ học bệnh THA theo các đặc trưng nghiên cứu 52
4.4 Một số yếu tố liên quan với THA 57
4.4.1 Liên quan giữa tuổi với THA 57
4.4.2 Liên quan giữa giới tính với THA 58
4.4.3 Liên quan giữa THA và béo phì 59
4.4.4 Liên quan giữa THA và tiền sử gia đình 60
4.4.5 Liên quan giữa THA và thói quen ít vận động 60
4.4.6 Liên quan giữa THA và một số thói quen lối sống sinh hoạt 61
4.5 Hoạt động quản lý điều trị THA ngoại trú tại huyện Văn Yên 63
4.5.1 THA chưa từng được phát hiện 63
4.5.2 THA được quản lý điều trị và điều trị đạt HA mục tiêu 64
4.5.3 Lý do phát hiện THA và hướng quản lý các trường hợp được phát hiện THA 66
4.5.4 Cơ sở y tế quản lý điều trị THA 67
4.5.5 Các hình thức điều trị hiện nay của đối tượng THA 67
4.5.6 Khả năng đảm bảo thuốc và nguồn thuốc điều trị của đối tượng THA 68
4.5.7 Một số yếu tố liên quan đến quản lý điều trị THA 69
4.6 Hạn chế của nghiên cứu 70
KẾT LUẬN 72
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các ngưỡng chẩn đoán THA theo từng cách đo 5
Bảng 1.2 Phân độ THA 5
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.2 Phân độ THA của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.3 Phân độ THA theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.4 Phân độ THA theo giới 36
Bảng 3.5 Sự phân bố tỷ lệ THA áp theo một số đặc trưng nghiên cứu 36
Bảng 3.6 Một số yếu tố liên quan đến THA của người dân 40 tuổi trở lên tại huyện Văn Yên bằng phân tích hồi quy đa biến 38
Bảng 3.7 Tỷ lệ đối tượng THA có bảo hiểm y tế 42
Bảng 3.8 Tỉ lệ phân bổ quản lý điều trị ở các tuyến y tế cơ sở 43
Bảng 3.9 Các hình thức điều trị hiện nay của đối tượng THA 43
Bảng 3.10 Khả năng đảm bảo thuốc điều trị của đối tượng THA 43
Bảng 3.11 Nguồn thuốc điều trị của đối tượng THA 44
Bảng 3.12 Liên quan giữa tuổi và quản lý điều trị THA 44
Bảng 3.13 Liên quan giữa giới và quản lý điều trị THA 44
Bảng 3.14 Liên quan giữa trình độ học vấn với quản lý điều trị THA 45
Bảng 3.15 Liên quan giữa hoàn cảnh gia đình với quản lý điều trị THA 45
Bảng 4.1 Tỷ lệ THA ở một số nghiên cứu 50
Bảng 4.2 So sánh về tỷ lệ phân độ THA giữa một số nghiên cứu 51
Bảng 4.3 Tỷ lệ THA theo trình độ học vấn tại Việt Nam 55
Bảng 4.4 Tỷ lệ người THA không biết mình bị THA trong một số nghiên cứu 63
Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ quản lý điều trị và điều trị đạt HA mục tiêu giữa các nghiên cứu 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ THA của đối tượng nghiên cứu 34
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ đối tượng THA đã từng được phát hiện 41
Biểu đồ 3.3 Lý do phát hiện THA của các đối tượng THA 41
Biểu đồ 3.4 Hướng quản lý các trường hợp được phát hiện THA 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Kiểm soát tốt huyết áp, nhịp tim, tần số tim, <http://moh.gov.vn/news/Pages/TinKhacV2.aspx?ItemID=172>, xem 20/03/2017.
2. Hội Tim mạch học việt Nam (2016). Báo động: hơn 5000 người Việt Nam mắc bệnh tăng Huyết áp, <http://www.vnha.org.vn/detail.asp?id=219>, xem 21/03/2017.
3. Bộ Y tế (2011). Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Tổ chức y tế thế giới/hiệp hội THA thế giới (WHO/ISH) (2003). Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị dự phòng THA.
5. Nguyễn Văn Bình (2014). Kết quả điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
6. Aksnes T.A, Flaa A Strand A và Kjeldsen SE (2007). Prevention of new-onset atrial fibrillation and its predictors with angiotensin II-receptor blockers in the treatment of hypertension and heart failure. J Hypertens. J Hypertens, 25(1), 15-23.
7. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
8. Lê Thị Thu Huyền (2013). Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người trưởng thành 25-64 tuổi tại cộng đồng quận Đống Đa, Hà Nội năm 2008, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Nhương (2008). Ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp, Nhà xuất bản Thanh niên, 17-19.
10. Phạm Gia Khải, Đỗ Doãn Lợi và Nguyễn Ngọc Quang (2010). Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 52, 77-81.
11. Phạm Quang Trung (2016). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người trưởng thành từ 25 tuổi tại xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
12. Đào Duy An (2005). Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông – Giáo dục sức khỏe. Tạp chí Y học Việt Nam, (12), 36-47.
13. Hội tim mạch học Việt Nam (2006). Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2006). Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Phạm Tử Dương (2007). Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học.
16. Hoàng Thị Phú Bằng (2008). Nghiên cứu chức năng thất trái bằng chỉ số tei ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
17. Hoàng Văn Tài (2013). Thực trạng bệnh, công tác quản lý và điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
18. Rajesh V.R al et (2013). Smoking, alcohol and hypertension. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 5(4), 28-32.
19. Virdis A, Giannarelli C và Neves M. F et al (2010). Cigarette smoking and hypertension. Current Pharmaceutical Design, 16(23), 2518-2525.
20. Cao Thúc Sinh và cộng sự (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc thức chế kênh canxi amlodipine ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ. Y học thực hành, (838), 36-40.
21. Thuy Au Bich (2010). The association between smoking and hypertension in a population-based sample of Vietnamese men. Journal of Hypertension, 28(2), 245-250.
22. Đinh Văn Thành (2012). Thử nghiệm mô hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học y dược Thái Nguyên.
23. Đào Duy An (2010). Liên quan giữa muối ăn và huyết áp. Chuyên đề Tim mạch học, Hà Nội, 20-28.
24. Doaei S và Gholamalizadeh M (2014). The association of genetic variations with sensitivity of blood pressure to dietary salt: A narrative literature review. ARYA Atheroscler, 10(3), 169-174.
25. WHO (2014). Global status report on alcohol and health 2014.
26. Heart Foundation (2007). Salt and Hypertension, Information from the Heart Foundation.
27. Patience S (2012). Understanding the relationship between salt intake and hypertension. Nursing Standard, 27(18), 45-47.
28. Ralston J.D, Cook A.J và Anderson M.L et al (2014). Home blood pressure monitoring, secure electronic messaging and medication intensification for improving hypertension control. Appl Clin Inform, 5(1), 232-248.
29. Ritz E (2010). Salt and hypertension. Nephrology (Carlton), 15 Suppl 2, 49-52.
30. Phạm Duy Hùng (2008). Nghiên cứu những biến đổi hình ảnh điện tâm đồ và microalbumin niệu ở những người tăng huyết áp tại ban bảo vệ sức khoẻ huyện đại từ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y dược Thái Nguyên.
31. Jones C, Simpson S H và Mitchell D (2008). Enhancing hypertension awareness and management in the elderly: Lessons learned from the Airdrie Community Hypertension Awareness and Management Program (A-CHAMP). Can J Cardiol, 24(7), 561-567.
32. Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Hà Nội (2011). Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học.
33. World Health Organization (2011). Global report on alcohol and health, WHO.
34. Hoàng Thị Phượng, Vũ Minh Hạnh, Đàm Viết Cương và cộng sự (2009). Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu bia ở một số tỉnh của Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành, 3, 51.
35. Lê Anh Tuấn (2010). Nghiên cứu thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 1, 35.
36. Mats Börjesson, Sverre Kjeldsen và Björn Dahlöf (2010). Physical Activity in the Prevention and Treatment of Disease. Swedish National Institute of Public Health, 25, 221-225.
37. Nhà xuất bản Y học (2008). Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và bệnh chuyển hoá, Hà Nội.
38. Theodore A. Kotchen (2008). Obesity-Related Hypertension?: Weighing the Evidence. Hypertension, 52, 801-802.
39. Sulbarán T, Silva E và Calmón G et al (2000). Epidemiologic aspects of arterial hypertension in Maracaibo, Venezuela. Journal of Human Hypertension, 14(1), 66-69.
40. Trần Đình Toán (1993). Một số nhận xét về sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và bề dầy lớp mỡ dưới da của người bình thường và cao huyết áp. Tạp chí Y học thực hành, (30), 7-9.
41. Vinod Mishra và Partners (2005). Epidemiology of obesity and hypertension in Uzbekistan. USAID from the American people, 25, 25.
42. Chu Hồng Thắng (2008). Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
43. Phạm Thắng (2007). Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tễ học tại cộng đồng. Tạp chí Dân số và Phát triển, 4 (73),
44. Nguyễn Huỳnh Ngọc, Zarit Steven H và Nguyễn Hà (2010). Hoạt động nhận thức và sự thoải mái tình cảm của người cao tuổi ở Đà Nẵng. Kỷ yếu hội nghị khoa học, Đại học Duy Tân, 276-284.
45. Porapakkham Y, Pattaraarchachai J và Aekplakorn W (2008). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension and diabetes mellitus among the elderly: the 2004 National Health Examination Survey III, Thailand. Singapore Medical Journal, 49(11), 868-873.
46. Nguyễn Quốc Anh và Phạm Minh Sơn (2006). Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng. Tạp chí Dân số và Phát triển, 5.
47. Bộ Y tế (2008). Niên giám thống kê.
48. Vũ Đình Hải (2002). Cập nhật về tăng huyết áp. Tạp chí thông tin y dược, (2), 14-17.
49. Patricia M. Kearney, Megan Whelton và Kristi Reynolds et al (2005). Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. Lancet 1990, 365, 217-233.
50. Kwok Leung Ong, Benard M. Y và Cheung et al (2007). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among united states adults 1999-2004. Hypertension, 49, 69-75.
51. Fotoula Babatsikou và Assimina Zavitsanou (2010). Epidemiology of hypertension in the elderly. Health Science Journal, 4(1), 24-30.
52. Iftekhar Quasem (2001). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in Bangladesh and India: a multicentre study. Bulletin of the World Health Organization, 79(6), 490-500.
53. Prencipe M (2000). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in the elderly: results from a population survey. Journal of Human Hypertension, 14(12), 256-260.
54. Bộ Y tế (2005). Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam. Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, 99-105.
55. Bùi Thị Hà và cộng sự (2002). Điều tra dịch tễ học THA tại Hải Phòng, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố, Hải Phòng.
56. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và Đỗ Quốc Hùng và cộng sự (2002). Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà Nội 1999. Tạp chí tim mạch học Việt Nam,
57. Viên Văn Đoan và Đồng Văn Thành (2005). Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi, và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Kỷ yếu các đề tài khoa học Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X, Hà Nội 68-79.
58. Thủ Tướng Chính phủ (2008). Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg ngày 19/12/2008 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia, phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AISD giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
59. Thủ Tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 2406/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 12 năm 2011, Ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.
60. Thủ Tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1208/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 9 năm 2012, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015, Hà Nội.
61. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 826/QĐ-BYT ngày 19 thang 3 năm 2012 của về việc phân công các đơn vị thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.
62. Đinh Văn Thành (2015). Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học y dược Thái Nguyên.
63. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (2015). Đặc điểm tình hình, <http://www.yenbai.gov.vn/Pages/dac-diem-Tinh-Hinh.aspx>, xem 26/4/2017.
64. Ủy ban dân tộc và miền núi (2013). Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I,II,III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
65. Trang thông tin điện tử huyện Văn Yên (2015). Giới thiệu chung, <http://vanyen.yenbai.gov.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-chung>, xem 29/04/2017.
66. Trung tâm Y tế huyện Văn Yên (2015). Giới thiệu chung, <http://trungtamytevanyen.vn/about/>, xem 29/4/2017.
67. Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Văn Sơn (2011). Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 89 (01/1), 65-69.
68. Thủ Tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.
69. World Health Organization và International Obesity Task Force (2000). The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment, Health Communications Australia. Melbourne.
70. Hồ Anh Hiến (2015). Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp và ước tính nguy cơ tim mạch của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
71. Phạm Gia Khải và Đỗ Quốc Hùng và cộng sự (2000). Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 21(2), 258-282.
72. Otgontuya D, Oum S và Buckley B. S (2013). Assessment of total cardiovascular risk using WHO/ISH risk prediction charts in three low and middle income countries in Asia. BMC Public Health, 13, 539-551.
73. Hồng Duyên (2016). Yên Bái: Bảo hiểm y tế toàn dân góp phần bảo đảm an sinh xã hội, <http://www.baoyenbai.com.vn/13/143044/Yen_Bai_Bao_hiem_y_te_toan_dan_gop_phan_bao_dam_an_sinh_xa_hoi.htm>,
74. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Phụng và cộng sự (2006). Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu y học, 1, 83-89.
75. Nguyễn Thu Hiền, Dương Hồng Thái và Phạm Kim Liên (2007). Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (47), 629-633.
76. Son P. T, Quang N.N và Việt N. L. et al (2009). Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in Vietnam- results from a national survey. Journal of Human Hypertension, 26(24), 268-280.
77. Nguyễn Lân Việt (2016). Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016, Báo cáo Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ 2.
78. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và Phạm Thái Sơn (2003). Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002. Tạp chí Tim mạch học, 55, 9-34.
79. Trương Thị Thùy Dương, Lê Thị Hương, Lê Thị Tài và cộng sự (2013). Thực trạng mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành tại 2 xã của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Tạp chí nghiên cứu y học,
80. Nguyễn Thanh Lương (2017). Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi Việt Nam năm 2015, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Loan (1999). Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở đồng bào dân tộc thiểu số, Luận văn Thạc sĩ, 31-35, Trường Đại học Y Hà Nội.
82. Hoàng Văn Minh, Nawi Ng và A. R. S. e. al (2009). Blood pressure in adult rural INDEPTH population in Asia. Global Health Action Supplement 1, 200.
83. Phạm Thị Biển (2014). Hiện trạng tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2013, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
84. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và Đỗ Quốc Hùng và cộng sự (2002). Dịch tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng đồng bằng Thái Bình Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 22, 11-18.
85. Đinh Văn Thành và Lương Ngọc Khuê (2011). Thực trạng quản lí, điều trị tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang Tạp chí Y học thực hành, (768), 88-90.
86. Sison J, Arceo L.P và Trinidad E (2007). Philippine heart Association-Council on Hypertension Report on Survey of Hypertension and Target organ Damage (PRESYON 2-TOD*) A Report on Prevalence of Hypertension, Awareness, Treatment profile and Control Rate. Phi J Cardiol, 35(1), 1-9.
87. Hoàng Văn Linh (2012). Thực trạng quản lý, điều trị tăng huyết áp ở tuyến Y tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp, Luận án Chuyên khoa cấp 2 Y tế cộng cộng, Trường đại học Y Dược Thái Nguyên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com