TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH LỚP 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP THAY ĐÔI LỐI SỐNG THÔNG QUA NHÓM BẠN ĐỒNG TRANG LỨA VÀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ

TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH LỚP 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP THAY ĐÔI LỐI SỐNG THÔNG QUA NHÓM BẠN ĐỒNG TRANG LỨA VÀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH LỚP 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP THAY ĐÔI LỐI SỐNG THÔNG QUA NHÓM BẠN ĐỒNG TRANG LỨA VÀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ.Thừa cân – béo phì (TC – BP) ngày càng gia tăng đặc biệt ở tuổi vị thành niên. 1 Hậu quả của TC – BP ngoài những ảnh hưởng về tâm lý và phát triển thể chất, trẻ TC – BP còn có nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các vấn đề sức khoẻ tâm thần khi trẻ bước qua giai đoạn trưởng thành. 2-6 Theo thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 7 TC – BP ở trẻ em và vị thành niên chiếm 18%, tương ứng với 340 triệu trẻ.
Tại Việt Nam, tình trạng TC – BP đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở mức báo động. Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội 8 trên 2.677 trẻ năm 2013 đã cho thấy TC – BP của trẻ thành thị là 21,1%; trẻ em nông thôn là 7,6%. Tại TP. HCM, theo điều tra dinh dưỡng của TTDD TP. HCM năm 2014, học sinh trung học cở sở (THCS) TC – BP chiếm tỷ lệ 40% ở nội thành và 24% ở ngoại thành. 


Trẻ em từ 10 – 11 tuổi bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên, tình trạng TC – BP chiếm tỷ lệ cao nhất dao động từ 23,7% 10 đến 28,4% 11 so với các độ tuổi lớn hơn: 12 tuổi (12,4% 10 và 22,5% 11), 13 tuổi (12,6% 10 và 21,9% 11) và > 14 tuổi (7,4% 10 và 13,1% 11). Mặt khác, độ tuổi từ 10 – 11 còn là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất cũng như tinh thần, khi trẻ bắt đầu bước vào lứa tuổi dậy thì. 12 Trẻ ở độ tuổi này thường tách biệt khỏi cha mẹ, chịu nhiều tác động của môi trường xung quanh, gần gũi bạn bè nhiều hơn để dần đạt được sự độc lập và hình thành nhân cách. Mọi can thiệp nhằm thay đổi hành vi của trẻ vị thành niên thực hiện vào độ tuổi này được kỳ vọng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Phòng tránh TC – BP ở trẻ vị thành niên cần can thiệp từ nhiều hướng khác nhau, kết hợp giữa nhà trường và gia đình, và tác động trên 2 mảng chính: dinh dưỡng và vận động. 13,14 Bạn đồng trang lứa là một thành phần quan trọng trong mạng lưới xã hội trong đời sống của các trẻ vị thành niên. Giáo dục thông qua bạn đồng trang lứa đang là một xu hướng can thiệp có tính mới, và đạt được nhiều kết quả thay đổi lối sống tích cực cho trẻ như tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, khuyến khích vận động, và giảm tĩnh tại mỗi ngày. 15-17 Can thiệp qua kênh bạn bè sử dụng ngôn ngữ và cách tiếp cận gần gũi giúp tăng mức độ và hiệu quả khuếch tán thông tin hơn; vì trẻ có xu hướng thoải mái và tự nhiên tiếp nhận thông tin qua kênh bạn bè (chưa kể qua sự thần tượng, ngưỡng mộ). 18-21
Tuy nhiên hiện nay, do có sự không đồng nhất về cả mục tiêu và tác động cụ thể của các chương trình này, số lượng nghiên cứu đóng góp vào cơ sở bằng chứng cho kết quả của các can thiệp do nhóm bạn cùng trang lứa lãnh đạo còn khiêm tốn. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu Tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả của can thiệp thay đổi lối sống thông qua nhóm bạn đồng trang lứa và hệ thống hỗ trợ để trả lời câu hỏi nghiên cứu “Ước tính tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá hiệu quả của can thiệp thay đổi lối sống thông qua nhóm bạn đồng trang lứa và hệ thống hỗ trợ”, nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả của tình trạng TC – BP.
Với giả thiết nghiên cứu: thứ nhất, sau khi được can thiệp, nhóm can thiệp được kỳ vọng tiêu thụ lượng trái cây tăng lên 0,7 phần/ngày, và lượng trái cây nhóm chứng tiêu thụ không thay đổi; thứ hai, sau khi được can thiệp, thời gian dành cho hoạt động thể lực từ vừa – mạnh của nhóm can thiệp được kỳ vọng tăng lên 15 phút/ngày, và thời gian dành cho hoạt động thể lực từ vừa – mạnh của nhóm chứng dự đoán không thay đổi. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Xác định tỷ lệ thừa cân – béo phì học sinh lớp 6 TP. HCM trong khoảng năm 2018 – 2020 (Mục tiêu chính 1).
2.    Xác định mối liên quan giữa tình trạng thừa cân – béo phì ở học sinh lớp 6 TP. HCM trong khoảng năm 2018 – 2020 với các yếu tố thuộc về (Mục tiêu phụ 1):
o Bản thân trẻ (tuổi, giới tính, giai đoạn dậy thì)
o Hành vi ăn uống của trẻ (tổng năng lượng / ngày; lượng chất dinh dưỡng đa lượng /ngày gồm đạm, chất béo, chất đường bột; nhóm thực phẩm gồm lượng rau, trái cây, đồ ăn ngọt tiêu thụ/ngày; tần suất uống nước ngọt thường xuyên mỗi tuần; tần suất ăn sáng thường xuyên mỗi tuần)
o Thời gian dành cho hoạt động thể lực từ vừa đến mạnh mỗi ngày và thời gian dành cho hoạt động tĩnh tại mỗi ngày (thời gian ngồi trước màn hình mỗi ngày, tổng thời gian tĩnh tại trong ngày)
3.    Xác định sự thay đổi các hành vi ăn uống (lượng rau, trái cây tiêu thụ mỗi ngày; lượng bánh kẹo đồ ngọt tiêu thụ mỗi ngày; tần suất uống nước ngọt thường xuyên mỗi tuần; tần suất ăn sáng thường xuyên mỗi tuần) sau 6 tháng theo dõi, giữa 2 nhóm học sinh lớp 6 được can thiệp và không được can thiệp (Mục tiêu chính 2).
4.    Xác định sự thay đổi thời gian dành cho hoạt động thể lực từ vừa đến mạnh, và thời gian dành cho hoạt động tĩnh tại mỗi ngày sau 6 tháng theo dõi, giữa 2 nhóm học sinh lớp 6 được can thiệp và không được can thiệp (Mục tiêu chính 3).
5.    Xác định sự thay đổi tỷ lệ thừa cân – béo phì sau 6 tháng theo dõi, giữa 2 nhóm học sinh lớp 6 được can thiệp và không được can thiệp (Mục tiêu phụ 2).

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN    i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .ii
DANH MỤC CÁC BẢNG    iv
DANH MỤC CÁC HÌNH    vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ    vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ    viii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    4
1.1.    Định nghĩa thừa cân – béo phì ở trẻ em    4
1.2.    Các yếu tố nguy cơ của béo phì    7
1.3.    Hậu quả của thừa cân – béo phì lên sức khoẻ trẻ em    13
1.4.    Các nghiên cứu về tình trạng thừa cân – béo phì trên    thế giới và Việt Nam    15
1.5.    Đặc điểm lứa tuổi vị thành niên    19
1.6.    Học thuyết thay đổi hành vi áp dụng cho chương trình can thiệp    20
1.7.    Các mô hình can thiệp thay đổi hành vi lối sống cho    trẻ vị thành niên    28
1.8.    Vài nét về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019-2021    39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1.    Thiết kế nghiên cứu    41
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    41
2.3.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    41
2.4.    Cỡ mẫu của nghiên cứu    42
2.5.    Định nghĩa biến số    47
2.6.    Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu    56
2.7.    Qui trình nghiên cứu    57
2.8.    Phương pháp phân tích dữ liệu    73
2.9.    Đạo đức trong nghiên cứu    78
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    80
3.1.    Tình trạng thừa cân – béo phì học sinh lớp 6 Thành phố Hồ Chí Minh    82
3.2.    Mối liên quan giữa các yếu tố với tình trạng thừa cân – béo phì ở học sinh lớp 6
TP. HCM    85
3.3.    Sự thay đổi về hành vi ăn uống sau 6 tháng theo dõi, giữa 2 nhóm học sinh lớp 6
được can thiệp và không được can thiệp    102
3.4.    Sự thay đổi thời gian hoạt động thể lực và tĩnh tại sau 6 tháng theo dõi, giữa 2
nhóm học sinh lớp 6 được can thiệp và không được can thiệp    105
3.5.    Sự thay đổi về tình trạng thừa cân – béo phì    107
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    108
4.1.    Tình trạng thừa cân – béo phì học sinh lớp 6 Thành phố Hồ Chí Minh    109
4.2.    Các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân – béo phì học sinh lớp 6 Thành phố
Hồ Chí Minh    114
4.3.    Sự thay đổi sau can thiệp về hành vi ăn uống mỗi ngày giữa nhóm chứng so với
nhóm can thiệp    123
4.4.    Sự thay đổi sau can thiệp về thời gian hoạt động thể lực và hoạt động tĩnh tại
trung bình mỗi ngày    129
4.5.    Sự thay đổi sau can thiệp về tình trạng thừa cân – béo phì giữa nhóm chứng so
với nhóm can thiệp    133
Điểm mạnh và hạn chế của đề tài    142
KẾT LUẬN    147
KIẾN NGHỊ    149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN    151
TÀI LIỆU THAM KHẢO    152

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn thừa cân – béo phì ở trẻ em    5
Bảng 1.2. Các yếu tố nguy cơ béo phì ở trẻ em    7
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến số    47
Bảng 2.2. Hoạt động trong chương trình can thiệp    63
Bảng 3.1. Phân bố số học sinh nghiên cứu theo khu vực    80
Bảng 3.2. Phân bố đặc điểm chung theo giới tính    81
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân trắc đối tượng nghiên cứu    82
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng thừa cân – béo phì theo tuổi, giới tính, khu vực sống, tình trạng dậy thì    84
Bảng 3.5. Phân tích mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì theo
WHO và thời gian hoạt động thể lực    85
Bảng 3.6. Phân tích mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì theo
WHO và nhóm hoạt động thể lực    86
Bảng 3.7. Phân tích mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì và thời gian hoạt động tĩnh tại    87
Bảng 3.8. Phân tích mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì và phân nhóm hoạt động tĩnh tại    88
ngày theo giới tính    88
Bảng 3.10. Lượng trái cây, rau quả và đồ ăn ngọt trung bình ăn vào mỗi ngày theo giới tính    89
Bảng 3.11. Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì theo WHO và tổng năng lượng, và các dinh dưỡng đa lượng mỗi ngày    89
Bảng 3.12. Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì theo WHO và lượng trái cây, rau quả, đồ ăn ngọt trung bình ăn vào mỗi ngày    90
Bảng 3.13. Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng thừa cân – béo phì theo WHO và phân nhóm về chế độ ăn uống    91
Bảng 3.14. Phân tích đa biến thứ bậc các yếu tố liên quan độc lập với tình trạng thừa cân – béo phì    94
Bảng 3.15. Các hoạt động trong chương trình can thiệp và hệ thống hỗ trợ được triển khai    96
Bảng 3.16. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực    100
Bảng 3.17. Số đối tượng bị mất dấu hoặc thiếu thông tin tại các thời điểm thu thập dữ liệu    100
Bảng 3.18. Đặc điểm nhân trắc của nhóm chứng và nhóm can thiệp ở thời điểm trước can thiệp    101
Bảng 3.19. Tình trạng thừa cân – béo phì và dậy thì của nhóm chứng và nhóm can thiệp ở thời điểm trước can thiệp    102
Bảng 3.24. Thời gian trung bình mỗi ngày hoạt động thể lực vừa – mạnh và hoạt động tĩnh tại của nhóm chứng và nhóm can thiệp trước can thiệp    105
Bảng 3.25. Sự thay đổi thời gian hoạt động thể lực và hoạt động tĩnh tại trung bình của nhóm chứng và nhóm can thiệp ở thời điểm trước và sau can thiệp sau khi hiệu chỉnh    106 
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái tình trạng thừa cân ở trẻ em theo Davison ….8
Hình 1.2. Xu hướng thừa cân, và béo phì của trẻ vị thành niên 7-18 tuổi từ 1985 đến
2014, theo giới tính, theo khu vực sống ở Trung Quốc    9
Hình 1.3. Xu hướng thừa cân – béo phì ở trẻ em và vị thành niên 5 – 16 tuổi ở New
South Wales (PHS và SPANS) hoặc 5 – 17 tuổi (AHS/NHS)    16
Hình 1.4. Xu hướng thừa cân – béo phì ở trẻ em và vị thành niên 5 – 16 tuổi ở các
nước phát triển trên thế giới qua các năm    17
Hình 1.5. Tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em và vị thành niên 5 – 16 tuổi ở các
nước phát triển trên thế giới, năm 2016    17
Hình 1.6. Khái niệm trung tâm của thuyết nhận thức xã hội    23
Hình 1.7. Mô hình can thiệp thông qua bạn đồng trang lứa áp dụng học thuyết Nhận
thức xã hội    26
Hình 2.2. Mô hình can thiệp thay đổi lối sống học sinh lớp 6 thông qua bạn bè đồng
trang lứa    61
Hình 2.3. Các thành phần tham gia mô hình can thiệp    61 
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ    2.1.    Qui trình nghiên cứu giai đoạn cắt ngang    45
Sơ đồ    2.2.    Tình trạng thừa cân – béo phì và các yếu tố liên quan    55
Sơ đồ    2.3.    Qui trình triển khai chương trình can thiệp    62
Sơ đồ    2.4.    Quy trình nghiên cứu 2 giai đoạn    72
Sơ đồ    3.1.    Lưu đồ nghiên cứu can thiệp    99 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment