TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
Nguyễn Thị Thanh Mai1, Nguyễn Thị Phương Mai1, Đoàn Thị Ngọc Hoa2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Thái Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng Chidren Sleep Habit Questionare (CHSQ) do cha mẹ báo cáo, khảo sát 117 trẻ tự kỷ 24 – 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tỷ lệ trẻ tự kỷ có rối loạn giấc ngủ là 81,2%. Trẻ tự kỷ có các yếu tố như mức độ tự kỷ nặng, đồng mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, táo bón chức năng có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn những trẻ tự kỷ không có những yếu tố này. Các thói quen trước khi ngủ buổi tối như uống sữa trước khi đi ngủ, đặc biệt là uống lượng sữa ≥ 150ml, thời gian ngủ sau 21 giờ, bật đèn sáng khi đi ngủ, xem điện thoại/ipad/tivi trước khi ngủ đều liên quan đến tăng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở trẻ tự kỷ. Điều này gợi ý rằng việc đánh giá các vấn đề về giấc ngủ và các yếu tố liên quan của rối loạn giấc ngủ nên là một phần trong chăm sóc toàn diện cho trẻ tự kỷ.

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn pháttriển 1Trường Đại học Y Hà Nội2Trường Đại học Y Thái BìnhChịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thanh MaiEmail: thanhmai@hmu.edu.vnNgày nhận bài: 22.4.2022Ngày phản biện khoa học: 10.6.2022Ngày duyệtbài: 17.6.2022thần kinh, đặc trưng bởi các suy giảm về giao tiếp, tương tác xã hội và các hành vi, sở thích bất thường, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ và diễn biến kéo dài suốt đời [1]. Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, được gọi với thuật ngữ ngắn gọn là trẻ tự kỷ, còn kèm theo nhiều rối loạn như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn chức năng tiêu hóa… [2], phổ biến nhất là rối loạn giấc ngủ (RLGN) với tỷ lệ gặp từ 54 –83% [3]. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề giấc ngủ ở trẻ tự kỷ đặc biệt được quan tâm có những ảnh hưởng tiêu cực lên hành vi, cảm xúc của trẻ, đồng thời gia tăng gánh nặng và căng thẳng cho gia đình trong quá trình nuôi dạy trẻ. Các nghiên cứu về RLGN đã ghi nhận nhiều yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ RLGN ở trẻ tự kỷ bao gồm các yếu tố phát triển thần kinh, y tế, tâm  lý  xã  hội  và  môi  trường [4].  Tuy  nhiên, RLGN ở trẻ tự kỷ và những yếu tố liên quan còn chưa được quan tâm nhiều. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến RLGN ở trẻ tự kỷ lứa tuổi 24 –60 tháng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment