Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên 2015

Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên 2015

Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Kim Động – tỉnh Hưng Yên 2015/ Nguyễn Ngọc Hân. 2015. Trong điều kiện dinh dưỡng cho con trẻ được chú trọng như hiện nay, trường hợp trẻ thấp bé nhẹ cân so với chuẩn trong độ tuổi – còn gọi là suy dinh dưỡng thấp còi – không nhiều. “Không nhiều” nghĩa là vẫn có.

Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 29,5% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng thấp còi, tại Việt nam năm 2006 con số này là 29,3% [94].

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống đồng thời trẻ lại dễ bị béo phì do thấp về chiều cao [15].

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi càng nặng nếu bệnh xuất hiện lúc các cơ quan chưa trưởng thành. Nếu xảy ra trước 6 tuổi, đối với não trẻ sẽ chậm phát trển trí tuệ, trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng khi trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và ở tuổi dưới 12 tháng. Chậm phát triển chiều cao nếu bệnh xảy ra ở giai đoạn bào thai đến 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì [16].

Mức độ chậm phát triển cũng tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh, nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất; chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện vào 3 giai đoạn quan trọng và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm; trí tuệ sẽ không hồi phục nếu trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài trước 6 tuổi [16].

Về lâu dài, trẻ thấp còi nếu không được can thiệp kịp thời, sau này trở thành người lớn có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động cũng kém hơn. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở thành người phụ nữ thấp bé và khi đẻ con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cho con cao hơn [17], [18], [19].

Ở mức độ toàn cầu Shutta ZA [90] thấy SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn là gánh nặng cho các quốc gia. Năm 2011, có 6,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong thì 1/3 có liên quan đến SDD. Hiện có 178 triệu trẻ SDD thấp còi.

Ở mức độ châu lục Ahmed T và CS [47] thấy SDD thấp còi thể trầm trọng là vấn đề sức khỏe công cộng của các nước khu vực và là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo tác giả có gần 20 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị mắc SDD và khoảng 1 triệu trẻ chết hàng năm. Gánh nặng này thường xuyên xảy ra ở châu Á. Sáu quốc gia có hơn 12 triệu trẻ mắc bệnh trong đó 0,6 triệu ở Afghanistan, 0,6 triệu ở Bangladesh, 0,8 triệu ở Ân Độ, 1,2 triệu ở Indonesia, 1,4 triệu ở Pakistan, 0,6 triệu ở Yemen.

Theo Hoffman DJ [67] trong vòng 20 đến 30 năm, 2/3 dân số thế giới sống trong vùng đô thị. Nền kinh tế còn đi xuống do vậy tình trạng dinh dưỡng còn tồi tệ, việc thay đổi chế độ ăn và mô hình hoạt động thể lực cũng chưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí cho y tế và các vấn đề xã hội sẽ còn làm cho trẻ bị SDD các loại.

Huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên là huyện thuần nông. Tại đây các chương trình như tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em kế hoạch hóa gia đình, chương trình vitamin A.. .được thực hiện tốt nhưng tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn cao. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại nhằm mục tiêu sau:

1.Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2015.

2.Mô tả một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi của đối tượng nghiên cứu trên tại huyện Kim Động năm 2015. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ1

Chương 13

TỔNG QUAN TÀI LIỆU3

1.1.Định nghĩa suy dinh dưỡng3

1.2.Phân loại suy dinh dưỡng3

1.3.Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay4

1.3.1.Trên thế giới4

1.3.2.Tại Việt Nam5

1.4.Một số nguyên nhân và yếu tốảnh hưởngđến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em6

1.4.1.Nguyên nhân trực tiếp6

1.4.2.Nguyên nhân tiềm tàng7

1.5.Các yếu tố liên quan tới tình trạng dinhdưỡng8

1.5.1.Nuôi con bằng sữa mẹ8

1.5.2.Điều kiện nuôi dưỡng trẻ,nuôi conbằng thức ăn bổ sung8

1.5.3.Yếu tố kinh tế xã hội9

1.5.4.Bệnh nhiễm trùng9

1.5.5.Yếu tố thuận lợi10

1.6.Cơ chế bệnh sinh gây suy dinh dưỡng11

1.7.Hậu quả của suy dinh dưỡng11

1.8.Nghiên cứu về suy dinh dưỡng còi cọc trong nước và trên thế giới12

1.8.1.Trên thế giới12

1.8.2.Ở Việt Nam14

1.9.Một số thông tin về điều kiệnkinh tế xã hội của huyện Kim Động-Hưng Yên18

1.9.1.Vị trí địa lý, dân số18

1.9.2.Về đội ngũ cán bộ y tế19

Chương 220

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20

2.1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu20

2.1.1.Đối tượng20

2.1.2.Địa điểm (thêm thông tin của 3 xã nghiên cứu)20

2.1.3.Thời gian nghiên cứu22

2.2.Phương pháp nghiên cứu22

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu22

2.2.2.Cỡ mẫu22

2.2.3.Quá trình chọn mẫu22

2.3.Nội dung nghiên cứu23

2.3.1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi23

2.3.2.Một số yếu tố liên quan23

2.3.3.Thu thập thông tin24

2.3.4.Định nghĩa một số biến25

2.5.Tiến hành điều tra25

2.6.Xử lý số liệu26

2.7.Đạo đức nghiên cứu26

Chương 328

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU28

3.1.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu28

3.2.Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi30

3.3.Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi33

3.3.1.Kết quả phân tích đơn biến33

3.3.2 Kết quả phân tích đa biến42

Chương 443

BÀN LUẬN43

4.1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên

năm 201543

4.2.Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi khi phân tích đơn biến48

4.2.1.Các yếu tố liên quan là chăm sóc mẹ trước sinh48

4.2.2.Một số yếu tố liên quan là thực hành nuôi trẻ của bà mẹ50

4.2.3.Một số yếu tố liên quan từ phía con53

4.2.4.Yếu tố liên quan là điều kiện kinh tế-xã hội của mẹ56

4.3.Kết quả phân tích đa biến59

KẾT LUẬN60

1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Kim Động 201560

2.Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còiở trẻ dưới 5 tuổi60

KHUYẾN NGHỊ61

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam(*) quacác năm5

Bảng 1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2007 tại Việt Nam(*)ở cáckhu6

Bảng 3.1. Phân bố đối nghiên cứu theo giới28

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi29

Bảng 3.3. Tỷ lệ SDD thấp còi30

Bảng 3.4. Mức độ suy dinh dưỡng thấp còi30

Bảng 3.5. Tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi31

Bảng 3.6. Mức độ SDD thấp còi theo giới32

Bảng 3.7. Mức độ SDD thấp còi theo tuổi33

Bảng 3.8. Liên quan giữa số lần khám thai mẹ trước sinh với SDD thấp còi33

Bảng 3.9. Liên quan giữa số cân mẹ tăng khi có thai với SDD thấp còi34

Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian bú mẹ sau sinh của con với SDDthấp còi34

Bảng 3.11. Liên quan giữa bổ sung vi chất không đầy đủ với SDD thấpcòi35

Bảng 3.12. Liên quan giữa cai sữa sớm trước 18-24 tháng của con với SDD thấp còi35

Bảng 3.13. Liên quan giữa ăn sam sớm của con với SDD thấp còi36

Bảng 3.14. Liên quan giữa mẹ ăn kiêng khi nuôi con với SDD thấp còi36

Bảng 3.15. Liên quan giữa giới tính với SDD thấp còi37

Bảng 3.16. Liên quan nhóm tuổi của trẻ với SDD thấp còi37

Bảng 3.17. Liên quan giữa cân nặng khi sinh của con với SDD thấpcòi38

Bảng 3.18. Liên quan giữa bệnh tiêu chảy của con trong 2 tuần quavới SDD thấp còi38

Bảng 3.19. Liên quan giữa học vấn của mẹ với SDD thấp còi39

Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi của mẹ với SDD thấp còi39

Bảng 3.21. Liên quan giữa chiều cao mẹ với SDD thấp còi40

Bảng 3.22. Liên quan số con trong gia đình với SDD thấp còi40

Bảng 3.23. Liên quan gia đình nghèo với SDD thấp còi41

Bảng 3.24. Liên quan giữa nguồn nước sử dụng với SDD thấp còi41

Bảng 3.24. Liên quan công trình vệ sinh với SDD thấp còi42

Bảng 3.26. Kết quả phân tích đa biến42

DANH MỤC HÌNH ĐỒ

Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theogiới (n=657)28

Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi(n=657)29

Hình 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (n=657)30

Hình 3.4. Mức độ suy dinh dưỡng (n=134)31

 

Hình 3.5. Tỷ lệ SDD thấp còi theo tuổi (n=134)32

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment