Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá

Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá

 
09:56 AM 24/11/2021

Tên đề tài luận án: Ứng dụng cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá.

Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình

Mã số                                  : 62720129

Họ và tên nghiên cứu sinh:  Vi Trường Sơn

Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. TS. Phan Trọng Hậu

2. TS. Nguyễn Văn Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Điểm mới của luận án đã làm nổi bật được vai trò của chụp cộng hưởng từ có nén trong chẩn đoán và hiệu quả của kỹ thuật giải phóng chèn ép ống sống qua ống banh trong điều trị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá.

Chụp cộng hưởng từ có nén làm gia tăng triệu chứng lâm sàng ở 59/62 BN (95,1%). Có sự thay đổi nhỏ hơn về kích thước ống sống thông qua đường kính trước sau, diện tích ống sống, độ dày dây chằng vàng và độ phình đĩa đệm trên cộng hưởng từ có nén so với cộng hưởng từ không nén (p < 0,001). Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với mức độ hẹp ống sống trên cộng hưởng từ có nén thể hiện rõ hơn so với cộng hưởng từ không nén (p <0,001).

Kết quả phẫu thuật đa dạng, phong phú với 62 bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng được phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh với thời gian theo dõi trung bình 33,47 ± 16,89 tháng. Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về triệu chứng lâm sàng khi ra viện và tại thời điểm thăm khám cuối cùng, ngoài ra còn thể hiện rõ những ưu điểm của kỹ thuật như: vết mổ nhỏ, cải thiện kích thước ống sống, tỷ lệ tai biến thấp (3,2%), hạn chế mất vững cột sống sau can thiệp.

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis:  Application of  axial loading during magnetic resonance imaging and the result of unilateral laminotomy for bilateral decompression of spinal canal in patients with lumbar spinal degenerative stenosis.

Speciality: Trauma-orthopeadics and reconstruction

Code: 62720129

Name of graduate student: Vi Truong Son

Name of supervisor:

1. PhD. Phan Trong Hau

2. PhD. Nguyen Van Son

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences

Summary of new main scientific contribution of the thesis: The accents of the thesis has recommended the role of axial loading during magnetic resonance imaging in diagnosis and the effectiveness of the technique of unilateral laminotomy for bilateral decompression of spinal canal in patients with lumbar spinal degenerative stenosis.

– Axial loading during magnetic resonance imaging increased clinical symptoms in 59/62 patients (95.1%). There are a decrease in spinal size through dural-sac anteroposterior diameter, duralsac cross-sectional area, ligamentum flavum thickness, and disc bulge on Axial loading magnetic resonance versus conventional performed in prone poisition (p<0.001). The relationship between the clinical symptoms and the degree of spinal stenosis on the axial loading during magnetic resonance imaging was more pronounced than that of conventional magnetic resonance imaging (p <0.001).

– Surgical results were diverse and plentiful with 62 patients with degenerative lumbar spinal stenosis who had surgery to decompression through the tube with an average follow-up time of 33.47 ± 16.89 months. The results showed that there was a marked improvement in clinical symptoms at discharge and at the time of final examination, in addition to clearly demonstrating the advantages of the technique such as, small incision, improved lumbar spinal canal size, low rate of complications (3.2%), limited spinal instability after intervention. The resection of the thickness of ligamentum flavum is important in determining the effectiveness of the technique as it is the main cause of lumbar spinal stenosis and changes the most on axially loaded magnetic resonance.

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment