ỨNG DỤNG CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CỦA LIỆT THẦN KINH VẬN NHÃN

ỨNG DỤNG CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CỦA LIỆT THẦN KINH VẬN NHÃN

ỨNG DỤNG CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CỦA LIỆT THẦN KINH VẬN NHÃN
Nguyễn Duy Trinh1,2,3, Võ Hồng Khôi1,2,4
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội
4 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá ứng dụng của cộng hưởng từ trong chẩn đoán liệt vận nhãn do liệt dây thần kinh số III. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 75 bệnh nhân liệt dây III, chụp cộng hưởng từ không và có tiêm thuốc đối quang từ. Kết quả: 48 bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh trên cộng hưởng từ. Trong đó 9 bệnh nhân có tổn thương thân não, 22 bệnh nhân có tổn thương dây III đoạn trong xoang hang, 11 bệnh nhân có tổn thương dây III đoạn sau trần hốc mắt (gọi là hốc dây III) (Cisternal segment, được định nghĩa là đoạn từ trước khidây III đi vào xoang hang, được bao bọc bởi một lớp màng nhện tạo thành lớp áo ngoài, đoạn này kết thúc trước khi dây III chui vào hốc mắt qua lỗ thị giác trên. Đây là thuật ngữ được chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh và chuyên ngành phẫu thuật thần kinh sử dụng, các nhà thần kinh học ít dùng). Nguyên nhân do viêm và thâm nhiễm gây liệt dây III gặp ở 28 bệnh nhân. Có 10 bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường về đồng tử, gợi ý nguyên nhân chèn ép. 6 trường hợp có hiện tượng dầy và tăng tín hiệu dây III cùng các biểu hiện thâm nhiễm. 27 bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh lý mạch máu nhưng cộng hưởng từ lại hoàn toàn bình thường, không có tăng tín hiệu dây III trên cộng hưởng từ. Kết luận: Những bệnh nhân không có tiền sử đái tháo đường hoặc bệnh lý mạch máu, chỉ biểu hiện liệt dây III đơn thuần vẫn cần được chụp cộng hưởng từ như là xét nghiệm cơ bản, tất nhiên trừ trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chảy máu màng não đi kèm, để loại trừ những nguyên nhân tổn thương nội sọ hoặc thâm nhiễm. Những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường hoặc bệnh lý mạch máu, đã gợi ý sẵn tổn thương nhồi máu rất thường gặp, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, nhưng vẫn phải chụp cộng hưởng từ sọ não thường quy nếu như bệnh nhân không đỡ sau 3 tuần.

Liệt dây vận nhãn chung là một triệu chứng thường gặp trong thực hành lâm sàng thần kinh. Bệnh  nhân thường biểu hiện nhìn đôi, sụp mi. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng liệt dây vận nhãn chung thường gặp thứ hai, chỉ sau liệt dây VI. Bệnh nhân có thể biểu hiện liệt dây III đơn thuần, kèm theo các bất thường đồng tử hoặc không, nhưng các biểu hiện lâm sàng cũng có  thể  giúp  ích cho  chẩn  đoán  định  khu  tổn thương trên đường đi của dây thần kinh và dự đoán được nguyên nhân. Khai thác những tiền sử bệnh lý phù hợp như tuhốci, tiền sử đái tháo đường, bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp…, các  bệnh  lý  viêm  hệ  thống  tiến  triển  hoặc  ác tính, cũng giúp ích cho chẩn đoán bệnh sinh của liệt  dây  vận  nhãn  chung.  Đã  có  nhiều  đề  tài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của liệt dây III [1], [2], [3], đó là đái tháo đường, tuy nhiên cần chẩn đoán định khu tổn thương trong một vài trường hợp. Đặcbiệt là ở những bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, thông thường, tổn thương vi mạch nằm ở phần ngoại vi của dây thần kinh, nhưng có nhiều tác giả vẫn mô tả đó là kết quả nhồi máu nhân dây III nằm ở thân não [8]. Mối liên hệ giữa chẩn đoán hình ảnh và triệu chứng lâm sàng khi cộng hưởng từ chưa ra đời, thường không đánh giá được. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cộng hưởng từ, chúng ta đã xác định được vị trí tổn thương của dây thần kinh, vì cộng hưởng từ cho phép đánh giá hầu như toàn bộ đường đi của nó và thận chí cả những thốc chức xung quanh. Do vậy chúng tôi thực  hiện  nghiên  cứu  này,  nhằm  đánh  giá  tổn thương  dây  III  trên  cộng  hưởng  từ  ở  những bệnh  nhân  liệt  vận  nhãn  do  liệt  dây  III,  nhập viện  tại  khoa  Thần  Kinh,  Bệnh  Viện  Bạch  Mai trong  năm  2015,  qua  đó  đánh  giá  vai  trò  của cộng hưởng từ trong tìm hiểu bệnh nguyên của liệt đơn độc dây thần kinh này.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment