Ứng dụng nội soi khoang màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai
Đề tài cấp Bộ :Ứng dụng nội soi khoang màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai.Bệnh lý màng phổi khá thường gặp, trong đó các bệnh lý thường được nhắc đến nhiều bao gồm tràn dịch màng phổi (TDMP), tràn khí màng phổi (TKMP). Các bệnh lý khác gặp với tỷ lệ thấp hơn bao gồm tràn mủ màng phổi, dày dính màng phổi…
Tràn khí màng phổi được chia ra thành TKMP tự phát nguyên phát, TKMP do chấn thương, TKMP tự phát thứ phát và TKMP do thầy thuốc gây ra. Chỉ tính riêng TKMP tự phát nguyên phát, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 9000 bệnh nhân (BN) [24]. Tỷ lệ TKMP tự phát nguyên phát khoảng 7,4/100.ooo/năm với nam giới và 1,2/100.ooo/năm với nữ giới. Với TKMP tự phát thứ phát, tỷ lộ là 6,3/1 oo.ooo/năm với nam giới và 2,0/1 oo.ooo/năm với nữ giới.
Tràn dịch màng phổi được chia thành các nhóm lớn bao gồm: TDMP dịch thấm, TDMP dịch tiết, tràn mủ màng phổi, TDMP dịch máu, TDMP dịch dưỡng chấp. Trong các nhóm nêu trên, đáng quan tam nhất là TDMP dịch tiết. Nhữno nguyên nhân thường gặp gây TDMP dịch tiết bao gồm: TDMP do ung thư và TDMP do lao. Theo Light R.w và cộng sự (2000), trước năm 2000, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 2.300 trường hợp ung thư trung biểu mô màng phổi, ở nhữnẹ nước đang phát triển hoặc kém phát triển, nguyên nhân gây TDMP do lao khá thường gặp. Theo Hà Văn Như (1989), 78,6% các trường hợp TDMP là do lao [14].
Nội soi màng phổi (NSMP) được Han – Christian Jacobaeus (1879-] 937) thực hiện lần đầu tiên năm 1910. Qua NSMP có thể quan sát toàn bộ khoang màng phổi, lựa chọn vị trí sinh thiết, hoặc thực hiện các biện pháp điéu trị như: thắt, đốt các bóng khí màng phổi, cắt u phổi qua nội soi, bơm các hóa chất vào khoang màng phổi để gây dính màng phổi nhằm ngăn ngừa TKMP hoặc TDMP tái phát. Trong số các hóa chất gây dính màng phổi (bộl talc, tetracycline, bleomycin, iodopovidine hoặc mepacrine), bột talc thường hay được sử dụng nhất do tính hiệu quả trong gây dính và giá thành rẻ. Theo Walker-Renard P.B và cộng sự (1994) nhận thấy bột talc có hiệu quả gây dính màng phổi tốt nhâì, sau đó là tetracycline và cuối cùng là bleomycin. Tỷ lệ gây dính màng phổi thành công với bột talc đạt khoảng 90% [106].
Hiện nay, NSMP đã được triển khai tại một số bệnh viện, trung tâm y tế lớn ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá về vai trò của NSMP trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý màng phổi, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách tương đối chi tiết về vai trò của NSMP trong chẩn đoán và điều trị TDMP và TKMP [22]. Năm 2003, khoa Hô Hấp được trang bị hệ thống NSMP hiệu Richard WOLF. Được sự cho phép của Bộ Y tế, khoa Hô Hấp tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng nội soi khoang màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi” tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai nhằm mục tiêu
ỉ. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi khoang màng phổi của các bệnh nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết và tràn khí màng phổi tái phát vào điều trị tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai.
2. Bước đầu đánh giá giá trị của kỹ thuật nội soi màng phổi điều trị với gây dính màng phổi bằng bột talc trong điểu trị tràn dịch màng phổi ác tính; gảy dính màng phổi bằng bột talc và một sô thủ thuật khác trong điều trị tràn khí màng phổi tái phát.
3. Đưa ra quy trình nội soi màng phổi nội khoa chẩn đoán và điều trị.
MỤC LỤC
STT Tên đề mục
1. ^ Đặt vân đề
; 2. Mục tiêu nghiên cứu ! 3. CHƯƠNG I. TONG QUAN
4. Ị Giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của MP 5 . 1 Tỷ lệ mắc TKMP và TDMP dịch tiết
6. Tổng quan vé NSMP I 7. ; Chỉ định và chống chỉ định của NSMP
8. Kỹ thuật NSMP
9. Vai trò của bột talc trong bệnh lý màng phổi
10. Đặc điểm cấu tạo của bột talc
11. Cơ chê gãy dính màng phổi của bột talc
12. Các biện pháp gây dính màng phổi bằng bột talc ;13. [‘ Tình hình sử dung bột talc trên lâm sàng
I14. CHƯƠNG II: ĐOI TƯỢNG VẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
15. Đối tương nghiên cứu
16. Phương pháp nghiên cứu
17. Xử lý sô liệu
I 18. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu I 19. Tình hình chung
I 20. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi khoang màng phổỉ | của các bênh nhân TDMP dịch tiết và TKMP
I 21. I Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi khoang màng phổi của các BN TOMP dịch tiết ‘
Ị 22. ■ Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi khoang màng phổi của Ị các bệnh nhân TKMP ‘
I 23. Những can thiệp điều trị tiến hành qua NSMP
24. Bơm bột talc gây dính MP qua nội soi điều trị những bệnh nhân TDMP ____
25. Các can thiệp điều trị qua nội soi cho những bệnh nhân TKMP
26. ; Thời gian nằm viện, thời gian hậu phẫu và thời gian lưu ống dẫn
lưu
27. Tác dụng phụ và tai biến của NSMP và gây dính bột talc 73
28. CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 75
29. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 76
30. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi khoang màng phổi của các bệnh nhân TDMP dịch tiết và TKMP 81
31. Những can thiệp điều trị tiến hành qua NSMP 90
32. CHƯƠNG V. QUY TRÌNH NỘI SOI MÀNG PHOI NỘI KHOA 99
33. CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN 104
34. Bệnh án NSMP cho bệnh nhân TDMP
35. Bệnh án NSMP cho bệnh nhân TKMP
36. Danh sách bệnh nhân TDMP
37. Danh sách BN TKMP