ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

 Ứng dụng phẫu thuật cắt dịch kính nội soi trên 30 mắt, 28 bệnh nhân (BN). Tuổi < 60: 4 BN (14,2%); từ 60 – 69 tuổi: 15 BN (53,6%); từ 70 – 79 tuổi: 8 BN (28,6%); > 80 tuổi: 1 BN (3,6%). Chỉ định phẫu thuật: bong võng mạc (VM): 15 mắt (50%); xuất huyết dịch kính: 12 mắt (40%); lỗ hoàng điểm: 2 mắt (6,6%); màng trước VM: 1 mắt (3,3%). Thị lực trước mổ: đếm ngón tay (ĐNT) < 1 m: 15 mắt (50%); ĐNT 1 m –  < 1/10:10 mắt (33,3%), > 1/10: 5 mắt (5,6%). Bệnh toàn thân: cao huyết áp: 11 BN  (39,29%); đái tháo đường: 11 BN (39,29%). Cắt dịch kính nội soi phối hợp với phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh (TTT) nhân tạo: 20 mắt (66,7%); laser quang đông nội nhãn: 25 mắt (83,3%); bơm khí nở: 17 mắt (56,6%); bơm dầu silicon: 3 mắt (10%); áp  lạnh đông: 3 mắt (10%). Biến chứng: viêm màng bồ đào, xuất tiết diện đồng tử: 3 mắt (10%); bong VM: 1 mắt (3,3%); đục TTT: 2 mắt (6,6%); phù hoàng điểm dạng nang: 1 mắt (3,3%). Trong 15 mắt bong VM, 1 mắt VM không áp trở lại (thất bại 6,7%). Không gặp trường hợp nào bị viêm nội nhãn hay phải khoét bỏ nhãn cầu. Thị lực sau mổ 3 tháng: ĐNT < 1 m: 3 mắt (10%); ĐNT 1 m – < 1/10: 7 mắt (23,3%) và > 1/10: 20 mắt (66,7%). Chỉ định chủ yếu là bong VM và xuất huyết dịch kính, không nên chỉ định cho trường hợp lỗ hoàng điểm và màng trước VM trong giai đoạn đầu

  Phẫu thuật cắt  dịch kính (DK) qua vùng pars plana được triển khai từ những năm 1990 và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị xuất huyết DK, bong VM, lỗ hoàng điểm, màng trước VM… Trong phẫu thuật cắt DK, hệ thống kính quan sát khi thao tác trong buồng DK và  trên VM có vai trò hết sức quan trọng. Phẫu thuật cắt DK kinh điển sử dụng kính tiếp xúc phẳng-lồi Machemer đặt trên giác mạc, ánh sáng của kính hiển vi phẫu thuật chiếu lên giác mạc  qua kính tiếp xúc cùng với đầu đèn nội nhãn sẽ giúp cho phẫu thuật viên quan sát phẫu trường. Mặc dù kính tiếp xúc vẫn được sử dụng phổ biến,  nhưng phương pháp này có một số hạn chế như khó quan sát trên mắt có sẹo giác mạc, đục TTT…, tầm quan sát vùng DK-VM chu biên bị hạn chế rõ [4, 5].

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment