Ứng dụng phẫu thuật phục hồi lệ quản do chấn thương bằng ống silicon
Ứng dụng phẫu thuật phục hồi lệ quản do chấn thương bằng ống silicon.Đứt lệ quản (LQ) thường xảy ra trong các chấn thương ở vùng góc mắt trong và là môt cấp cứu nhãn khoa thường gặp. Phẫu thuật nối LQ chiếm khoảng 1% số phẫu thuật nhãn khoa [138] và từ 5,9% đến 15% số chấn thương mắt được điều trị nôi trú [6],[148],[150]. Trong xử trí đứt LQ, ngoài việc phục hồi giải phẫu, cần nối LQ để tránh di chứng chảy nước mắt sau mổ. Nối LQ là môt phẫu thuật tỉ mỉ, khó khăn do tổn thương đa dạng và nhiều khi rất phức tạp. Nếu không được xử trí tốt, những tổn thương này không những để lại di chứng chảy nước mắt mà còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Những bệnh nhân (BN) đứt LQ thường rất trẻ [5],[21],[43],[148],[150] nên yếu tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, vấn đề đứt LQ đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Từ năm 1844, Mackensie [154] đã đề ra các nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật là khâu nối tận – tận hai đầu đứt và đặt môt ống dẫn trong lòng LQ. Trong thời gian đầu, phần lớn những báo cáo chỉ là giới thiệu kỹ thuật mổ được sử dụng trên môt số ít BN, không có phân tích các yếu tố ảnh hưởng hoặc so sánh kết quả điều trị giữa các kỹ thuật khác nhau. Chỉ từ sau năm 1970 mới có những nghiên cứu công phu, với số lượng BN lớn hơn và có phân tích các đặc điểm chấn thương, kết quả điều trị và các yếu tố nguy cơ [1],[2],[4],[43],[46],[61],[102],[138],[150]. Đến nay, vẫn còn những vấn đề tồn tại như chỉ định mổ, cách đánh giá kết quả sau mổ.
Trong khi ở nước ngoài, vấn đề đứt LQ đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu thì chúng ta mới chỉ bắt đầu. Hiện nay, chúng ta đã chậm trong nghiên cứu hình thái bệnh lý này nên việc nghiên cứu hoàn chỉnh để phổ biến rông rãi cách xử trí là cần thiết. Mặt khác, tình hình dịch tễ học đứt LQ hiện nay càng làm tăng tính cấp thiết của vấn đề. Trong khi ở châu Âu, Mỹ, hình thái chấn thương này ngày càng ít gặp thì ở Việt Nam chúng ta lại gặp ngày càng nhiều. Tại Bệnh viện Mắt TW, từ sau năm 1997, số lượng BN đứt LQ do chấn thương đến điều trị tăng đôt biến. Trước đó, mỗi năm chỉ có dưới 30 trường hợp đứt
LQ [1] thì hiên nay, mỗi năm có hơn 150 trường hợp đứt LQ được điều trị nôi trú [6]. Đặc biệt, cùng với sự gia tăng của tai nạn giao thông, đứt LQ do nguyên nhân này xảy ra ngày càng nhiều [1],[2],[6]. Đó là những trường hợp đứt LQ phức tạp, đa dạng, thường kèm theo nhiều tổn thương nặng nề trên mặt, mi mắt. Xử trí những chấn thương này luôn khó khăn vì chúng ta chưa nghiên cứu các phương pháp điều trị thích hợp và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Kết luận chủ yếu của các nghiên cứu đầu tiên là tính ưu việt của ống dẫn bằng si-li-côn so với cách dùng ống dẫn cứng hoặc đặt chỉ phẫu thuật trước đây [1],[2],[4]. Si-li-côn đã được dùng làm ống dẫn từ những năm 60 nhưng đến năm 1998, chúng ta mới có nghiên cứu đầu tiên để so sánh hiệu quả của việc dùng ống si-li-côn với cách dùng chỉ phẫu thuật truyền thống. Việc áp dụng phương pháp đặt ống si-li-côn trong phẫu thuật nối LQ đã cho những kết quả tốt đẹp ban đầu. Nếu sự lựa chọn si-li-côn làm ống dẫn không còn là vấn đề bàn cãi thì chỉ định mổ, lựa chọn kỹ thuật đặt ống si-li-côn, cách đánh giá chức năng lệ đạo sau mổ, … vẫn còn là các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật phục hồi lệ quản đứt do chấn thương bằng ống si-li-côn” với các mục đích :
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương đứt lệ quản do chấn thương.
Áp dụng môt số kỹ thuật đặt ống si-li-côn trong phẫu thuật nối lệ quản và đánh giá kết quả phẫu thuật.
Phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật đã ứng dụng và các yếu tố góp phần cho thành công và thất bại của phẫu thuật.