Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá tình trạng vết thương xuyên phần trước nhãn cầu
Luận văn thạc sĩ y học Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá tình trạng vết thương xuyên phần trước nhãn cầu.Vết thương xuyên nhãn cầu là một chấn thương nặng của mắt, là cấp cứu trong nhãn khoa, gây tổn hại không hồi phục về mặt giải phẫu. Đây là loại vết thương mắt thường gặp, chiếm 35 – 50% tổng số chấn thương mắt[1].Theo Đỗ Như Hơn, tỉ lệ vết thương xuyên chiếm 49,42% bệnh nhân chấn thương mắt [2],vết thương xuyên phần trước nhãn cầu chiếm 62%[3].
Việc xử trí khâu đóng vết thương một cách kịp thời phục hồi lại mối quan hệ về mặt giải phẫu ban đầu đem lại cho bệnh nhân cơ hội tốt nhất để lấy lại chức năng thị giác tối ưu[4]. Hiện nay, với các tiến bộ trong y khoa, thì việc xử trí cũng nhưđiều trị vết thương xuyên nhãn cầu đã đạt được nhiều kết quả tốt không những giữ được mắt cho bệnh nhân mà còn đem lại cho bệnh nhân thị lực tốt.Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vết thương xuyên chưa được xử trí tốt.Vết khâu còn kênh mép làm biến dạng giác mạc dẫn đến quá trình làm sẹo của vết thương không tốt và gây ra loạn thị cao cho bệnh nhân. Ngoài ra, việc xử lý không tốt vết thương còn gây ra tình trạng phù giác mạc kéo dài hơn khiến cho quá trình can thiệp vào bán phần sau nếu có gặp khó khăn hơn.
Việc khám và đánh giá vết thương xuyên phần trước nhãn cầu đã xử trí trước đây chủ yếu dựa vào lâm sàng, sự đánh giá chủ quan của thầy thuốc, do vậy có thể bỏ qua các bất thường của cấu trúc giác mạc do khâu không đúng lớp giải phẫu. Hiện nay, với sự ra đời của các phương tiện hỗ trợ như siêu âm sinh hiển vi(Ultrasound Biomicroscopy – UBM), chụp cắt lớp cố kết quang học (Optical Coherence Topography – OCT) bán phần trước là rất hữu ích để giúp đánh giá và theo dõi vết thương xuyên phần trước nhãn cầu sau khi đã xử trí. Việc đánh giá vết thương đã khâu đúng lớp giải phẫu chưa, mép vết thương có bị kênh, phù hay không là rất cần thiết trong quá trình điều trị.Từviệc đánh giá đó có thể giúp các bác sỹ đưa ra kế hoạch trước phẫu thuật chỉnh sửa các vết khâu có vết rách phức tạp, kênh mép.
Trên thế giới đã có nhiều ứng dụng của máy siêu âm sinh hiển vi (UBM). Các nghiên cứu được tiến hành trên nhiều bệnh lý khác nhau của bán phần trước nhãn cầu như: Glocom, đục thể thủy tinh, chấn thương đụng dập.Năm 2014 tác giả Kucukevcilioglu M, (Thổ Nhĩ Kỳ) có báo cáo một trường hợp siêu âm UBM xác nhận một trường hợp khâu không đúng các lớp giải phẫu của giác mạc, các cạnh của vết thương chồng lên nhau dẫn tới biến dạng giác mạc và phù nề giác mạcmà trên lâm sàng với khám bằng đèn khe khó có thể nhận biết được. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một báo cáo trường hợp chứ chưa nghiên cứu cụ thể về việc ứng dụng của siêu âm UBM vào đánh giá vết thương giác mạc.
Trong nước hiện tại chưa có nghiên cứu nào ứng dụng siêu âm UBM để đánh giá vết thương giác củng mạc sau khi đã xử trí. Nhằm tìm hiểu sâu hơn hình ảnh của vết thương xuyên phần trước nhãn cầu sau khi đã xử trí, góp phần đánh giá sự phục hồi vết thương, đối chiếu với lâm sàng về đánh giá vết thương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá tình trạng vết thương xuyên phần trước nhãn cầu” với mục tiêu sau:
1. Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá tình trạng vết thương xuyên phần trước nhãn cầu.
2. Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm UBM trong đánh giá vết thương xuyên phần trước nhãn cầu.
MỤC LỤC Ứng dụng siêu âm UBM đánh giá tình trạng vết thương xuyên phần trước nhãn cầu
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại vết thương xuyên phần trước nhãn cầu 3
1.1.2. Xử trí vết thương xuyên phần trước nhãn cầu 3
1.1.3. Sinh lý bệnh quá trình liền sẹo vết thương phần trước nhãn cầu 9
1.2. SIÊU ÂM SINH HIỂN VI (UBM) TRONG CHẤN THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU 13
1.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của siêu âm UBM 13
1.2.2. Siêu âm UBM đánh giá bán phần trước nhãn cầu 14
1.3. ĐỐI CHIẾU GIỮA LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM UBM TRONG ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU 22
1.3.1. Hình ảnh vết thương được xử lý tốt trên lâm sàng và trên siêu âm UBM 22
1.3.2. Hình ảnh vết thương xử lý không tốt trên lâm sàng và siêu âm UBM 23
1.3.3. Đối chiếu hình ảnh một số tổn thương khác trên lâm sàng và siêu âm UBM 23
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SIÊU ÂM UBM TRONG CHẤN THƯƠNG 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Cách chọn mẫu 28
2.2.4. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 28
2.2.5. Mô tả quy trình nghiên cứu 28
2.2.6. Các chỉ số, biến số nghiên cứu 30
2.2.7. Tiêu chí đánh giá 31
2.2.8. Xử lý số liệu 38
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 39
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 39
3.1.2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân theo nghề nghiệp 40
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tác nhân gây chấn thương 40
3.1.4. Tình trạng thị lực mắt chấn thương tại thời điểm nghiên cứu 41
3.1.5. Tình trạng vết khâu 42
3.1.6. Tình trạng tiền phòng mắt chấn thương theo đánh giá lâm sàng 44
3.1.7. Tình trạng mống mắt của mắt chấn thương theo đánh giá lâm sàng 45
3.1.8. Tình trạng thể thủy tinh mắt chấn thương theo đánh giá lâm sàng 46
3.2. ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU THEO SIÊU ÂM UBM 47
3.2.1. Tình trạng giác mạc 47
3.2.2. Tình trạng tiền phòng 48
3.2.3. Tình trạng mống mắt theo đánh giá của siêu âm UBM 50
3.2.4. Tình trạng thể thủy tinh theo đánh giá siêu âm UBM 50
3.2.5. Đặc điểm thể mi theo đánh giá của siêu âm UBM 52
3.3. ĐỐI CHIẾU GIỮA LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM UBM TRONG ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU 52
3.3.1. Đo chiều dày giác mạc giữa nhóm vết rách đơn giản và nhóm vết rách phức tạp 52
3.3.2. Đối chiếu giữa vị trí vết khâu và tình trạng vết khâu đánh giá theo siêu âm UBM 53
3.3.3. Đối chiếu loại vết rách và tình trạng vết khâu theo đánh giá siêu âm UBM 54
3.3.4. Đối chiếu giữa chiều dài vết rách và phân loại vết khâu theo đánh giá siêu âm UBM 55
3.3.5. Đối chiếu tình trạng vết khâu theo đánh giá lâm sàng và siêu âm UBM 55
3.3.6. Đối chiếu độ sâu tiền phòng giữa các nhóm tình trạng thể thủy tinh 56
3.3.7. Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm về đánh giá tình trạng mống mắt 57
3.3.8. Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm về đánh giá tình trạng thể thủy tinh 58
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 59
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi, giới 59
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nghề nghiệp 60
4.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo tác nhân chấn thương 61
4.1.4. Tình trạng thị lực 61
4.1.5. Tình trạng vết khâu 62
4.1.6. Tình trạng tiền phòng theo đánh giá lâm sàng 63
4.1.7. Đặc điểm tổn thương mống mắt theo lâm sàng 64
4.1.8. Đặc điểm tổn thương thể thủy tinh 64
4.2. ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU THEO SIÊU ÂM UBM 65
4.2.1. Tình trạng giác mạc 65
4.2.2. Tình trạng tiền phòng 66
4.2.3. Tình trạng mống mắt theo đánh giá của siêu âm UBM 67
4.2.4. Tình trạng thể thủy tinh theo đánh giá siêu âm UBM 68
4.2.5. Đặc điểm thể mi theo đánh giá của siêu âm UBM 69
4.3. ĐỐI CHIẾU GIỮA LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM UBM TRONG ĐÁNH GIÁ VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU 69
4.3.1. Đo chiều dày giác mạc nhóm vết rách đơn giản và nhóm vết rách phức tạp 69
4.3.2. Đối chiếu giữa vị trí vết khâu và tình trạng vết khâu đánh giá theo siêu âm UBM 70
4.3.3. Đối chiếu loại vết rách và tình trạng vết khâu theo đánh giá siêu âm UBM 70
4.3.4. Đối chiếu giữa chiều dài vết rách và phân loại vết khâu theo đánh giá siêu âm UBM 71
4.3.5. Đối chiếu tình trạng vết khâu theo đánh giá lâm sàng và siêu âm UBM 71
4.3.6. Đối chiếu độ sâu tiền phòng giữa các nhóm tình trạng thể thủy tinh 71
4.3.7. Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm về đánh giá tình trạng mống mắt 72
4.3.8. Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm về đánh giá tình trạng thể thủy tinh 72
KẾT LUẬN 73
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 75
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 39
Bảng 3.2: Phân loại tác nhân gây chấn thương 40
Bảng 3.3: Đặc điểm thị lực mắt chấn thương 41
Bảng 3.4: Đặc điểm vị trí vết khâu theo đánh giá lâm sàng 42
Bảng 3.5: Đặc điểm kích thước vết khâu và tình trạng phù giác mạc 43
Bảng 3.6: Tình trạng vết khâu và loại vết rách theo lâm sàng 44
Bảng 3.7: Tình trạng tiền phòng theo đánh giá lâm sàng 44
Bảng 3.8: Tình trạng mống mắt theo đánh giá lâm sàng 45
Bảng 3.9: Đặc điểm thể thủy tinh theo đánh giá lâm sàng 46
Bảng 3.10: Chiều dày giác mạc trung bình 47
Bảng 3.11: Tình trạng vết khâu theo đánh giá siêu âm UBM 48
Bảng 3.12: Độ sâu tiền phòng trung bình 48
Bảng 3.13: Tình trạng mống mắt theo siêu âm UBM 50
Bảng 3.14: Độ dày thể thủy tinh trung bình 50
Bảng 3.15: Đặc điểm thể thủy tinh theo siêu âm UBM 51
Bảng 3.16: Đo chiều dày giác mạc nhóm vết rách đơn giản và phức tạp 52
Bảng 3.17: Đối chiếu giữa vị trí vết rách và tình trạng vết khâu 53
Bảng 3.18: Đối chiếu vết khâu tốt và không tốt theo siêu âm UBM ở các loại vết rách trên lâm sàng 54
Bảng 3.19: Đối chiếu giữa chiều dài vết rách và tình trạng vết khâu 55
Bảng 3.20: Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm trong đánh giá vết khâu 55
Bảng 3.21: Đối chiếu độ sâu tiền phòng giữa các nhóm tình trạng thể thủy tinh 56
Bảng 3.22: Mức độ tương đồng giữa lâm sàng và siêu âm UBM trong đánh giá tình trạng mống mắt 57
Bảng 3.23: Đối chiếu giữa lâm sàng và siêu âm UBM trong đánh giá tình trạng thể thủy tinh 58
Bảng 4.1: Tuổi, giới trong các nghiên cứu khác 59
Bảng 4.2: Số đo độ sâu tiền phòng bình thường của các tác giả 60
Bảng 4.3: Tác nhân chấn thương theo các nghiêu cứu khác 61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân nhóm bệnh nhân theo nghề nghiệp 40
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tiền phòng theo đánh giá của siêu âm UBM 49
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm thể mi theo đánh giá siêu âm UBM 52
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Kính tiếp xúc để hàn gắn vết rách lớp giác mạc nhỏ 4
Hình 1.2: Keo sinh học sử dụng hàn gắn vết rách giác mạc 4
Hình 1.3: Ảnh hưởng của vị trí khâu tới vết rách giác mạc 5
Hình 1.4: Khâu giác mạc 6
Hình 1.5: Các vết rách giác mạc hình sao 7
Hình 1.6: Cốc siêu âm UBM 14
Hình 1.7: Hình ảnh siêu âm mắt UBM bình thường chế độ tổng quát 15
Hình 1.8: Hình ảnh siêu âm trên mắt bình thường 16
Hình 1.9: Đo độ sâu tiền phòng trên UBM 17
Hình 1.10: Giác mạc bình thường trên siêu âm UBM 17
Hình 1.11: Giác mạc phù. Mũi tên: lớp biểu mô dày lên 18
Hình 1.12: Siêu âm trước và sau phẫu thuật chỉnh sửa vết khâu 18
Hình 1.13: Vết khâu củng mạc trên siêu âm UBM 19
Hình 1.14: Đục vỡ thể thủy tinh rách bao trước 21
Hình 1.15: Bong thể mi 21
Hình 1.16: Dị vật nội nhãn 22
Hình 1.17: Hình ảnh vết khâu chỉnh sửa, kín phẳng trên lâm sàng và trên siêu âm UBM 22
Hình 1.18: Hình ảnh vết khâu kênh mép trên lâm sàng và siêu âm 23
Hình 1.19: Hình ảnh đục thể thủy tinh rách bao sau với khám đèn khe, ánh sáng phản ngược, siêu âm UBM và sau khi phẫu thật thay thể thủy tinh 1 ngày 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Yên (2004), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính trong điều trị vết thương xuyên nhãn cầu Luận án tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội
2. Đỗ Như Hơn và Nguyễn Quốc Anh (2002), “Tình hình chấn thương mắt (1995 – 2000)”, Nội san nhãn khoa 6, 45 – 49.
3. Nguyễn Diệu Thu (2008), Đánh giá vai trò siêu âm trong chẩn đoán và điều trị vết thương xuyên nhãn cầu với phẫu thuật cắt dịch kính, , Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Vora G.K., Haddadin R., and Chodosh J., (2013), “Management of Corneal Lacerations and Perforations”, Int Ophthalmol Clin, 53(4), 1 – 10.
5. Nguyễn Thị Bích Lợi (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại bệnh viện Mắt Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội
6. Hamill M.B., (2002), “Corneal and scleral trauma”, Ophthalmol Clin North Am, 15 185–194.
7. Hersh P., Zagelbaum M.B., Kenyon R.K., et al., “Surgical Management of Anterior Segment Trauma”, Clinical Opthalmology, 39(6).
8. Phan Dẫn và cộng sự (2008), Chấn thương mắt, Nhãn khoa giản yếu tập II, Nhà xuất bản y học, tr 327 – 369.
9. Bộ môn mắt Trường đại học Y Hà Nội (2001), Thực hành nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học tr. 164 – 166.
10. Vũ Anh Tuấn (1996), Hình thái lâm sàng và chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể do vết thương xuyên nhãn cầu, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
11. Ishikawa H., and Schuman S.J., (2004), “Anterior segment imaging: ultrasound biomicroscopy”, Ophthalmol Clin North Am, 17( 1), 7 – 20.
12. Phạm Thu Trang (2012), Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phakic ICL sử dụng siêu âm sinh hiển vi Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội
13. Correa M.Z., and Augsburger J.J., (2006), “Ultrasound Biomicroscopy of the Anterior Ocular Segment”, Duane’s Ophthalmology, 2(106).
14. Foster P.J., Huang W., Zheng Y., et al. (2008), “Anterior chamber depth in elderly Chinese: the Liwan Eye Study”, “Ophthalmology, 115(1286 – 1290).
15. Bhatt D., (2002), “Ultrsound biomicriscopy: An introduction”, Journal of Bombay Opthalmologists’ Association, 12, 11 – 14.
16. Radhakrishnan S., Goldsmith J., Huang D., et al. (2005), “Comparison of optical coherence tomography and ultrasound biomicroscopy for detection of narrow anterior chamber angles”, Arch Ophthalmol, 123(8), 1053 – 1059.
17. Nguyễn Minh Tuấn (2011), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm sinh hiển vi đánh giá tình trạng góc tiền phòng trên một số bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội
18. Dorairaj S., Tsai C.J., and Grippo M.T., (2012), “Changing Trends of Imaging in Angle Closure Evaluation”, ISRN Ophthalmology, 2012.
19. Al-Farhan M.H., and Al-Otaibi M.W., (2012), “Comparison of central corneal thickness measurements using ultrasound pachymetry, ultrasound biomicroscopy, and the Artemis-2 VHF scanner in normal eyes”, Clin Ophthalmol, 6, 1037 – 1043.
20. Dada T., Sihota R., Gadia R., et al. (2007), “Comparison of anterior segment optical coherence tomography and ultrasound biomicroscopy for assessment of the anterior segment”, journal of Cataract & Refractive Surgery, 33(5), 837 – 840.
21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Ứng dụng máy siêu âm sinh hiển vi đánh giá sự thay đổi bán phần trước nhãn cầu sau laser cắt mống mắt chu biên điều trị dự phòng glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội
22. Gohdo T., Tsumura T., Iijima H., et al. (2000), “Ultrasound biomicroscopic study of ciliary body thickness in eyes with narrow angles”, American Journal of Ophthalmology, 129(3), 342 – 346.
23. He M., Wang D., and Jiang Y., (2012), “Overview of Ultrasound Biomicroscopy”, Jaypee Journals.
24. Kucukevcilioglu M., and Hurmeric V., (2014), “Ultrasound biomicroscopy confirmation of corneal overriding due to improper suturing of full-thickness corneal laceration”, Arquivos Brasileiros de Oftalmologia, 77(6).
25. Özdal M.P.Ç., and Deschênes J., (2003), “Ultrasound biomicroscopic evaluation of the traumatized eyes”, Eye, 17( 467 – 472).
26. Vũ Như Chiến (2015), Đánh giá tổn thương góc tiền phòng sau chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng phương pháp soi góc và siêu âm sinh hiển vi, Luận Văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Kucukevcilioglu M., Hurmeric V., and Ceylan M.O., (2013), “Preoperative detection of posterior capsule tear with ultrasound biomicroscopy in traumatic cataract”, Journal of catraract & refractive surgery, 39(2), 2013.
28. Deramo A.V., Shah K.G., Baumal R.C., et al. (1998), “The role of ultrasound biomicroscopy in ocular trauma”, Trans Am Ophthalmol Soc, 96, 355 – 367.
29. Đỗ NHư Hơn và Hồ Doãn Hồng (2013), “nghiên cứu lệch thể thủy tinh trong chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng siêu âm UBM (Ultrasound Biomicroscopy)”, Nhãn khoa Việt Nam, 31, 5 – 9.
30. Parver L.M., Dannenberg A.L., Blacklow B., et al. (1993), “Characteristics and causes of penetrating eye injuries reported to the National Eye Trauma System Registry”, Public Health Rep, 108(5), 625 – 632.
31. Smith D., Wrenn K., and Stack B.L., (2002), “The Epidemiology and Diagnosis of Penetrating Eye Injuries”, Academic Emergency Medicine, 9(3), 209 – 213.
32. Kim S.H., Lee C.S., and Lee S.C., (2012), “Characteristics and Prognostic Factors of Open-Globe Injuries in Korea”, The Korean Ophthalmological Society, 53(10), 1505 – 1511.
33. Đoàn Ngọc Thiệu (2015), Khảo sát tình hình vết thương xuyên nhãn cầu năm 2009 tại bệnh viện Mắt Trung Ương Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
34. Đặng Xuân Ngọc (2009), Nghiên cứu chấn thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn tại bệnh viện Mắt Trung Ương trong 5 năm (2003 – 2007), Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội
35. Nguyễn Thị Hoài Sâm (2012), Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2007 đến năm 2011, Luận văn thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Rao G.L., Ninan A., and Rao A.K., (2010), “Descriptive study on ocular survival, visual outcome and prognostic factors in open globe injuries”, Indian Journal of Ophthalmology, 58(4), 321 – 323.
37. Vũ Anh Lê, Phạm Thị Thủy Tiên, Phạm Nguyên Huân và các cộng sự. (2010), “Nghiên cứu so sánh phương pháp khâu toàn chiều dày với khâu gần toàn bộ chiều dày giác mạc trong rách giác mạc do chấn thương xuyên”, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, 20, 25 – 29.