ỨNG DỤNG SIX SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TRÊN MÁY ĐẾM TẾ BÀO HUYẾT HỌC DXH-800 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
ỨNG DỤNG SIX SIGMA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI TRÊN MÁY ĐẾM TẾ BÀO HUYẾT HỌC DXH-800 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2021
Minh Hằng Bùi 1,, Tiến Dũng Đỗ 1, Thu Hà Nguyễn
Đặt vấn đề: việc ứng dụng công cụ Six sigma có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng PXN. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu năng phân tích của xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào DxH-800 bằng Six sigma khi TEa theo tiêu chuẩn CLIA và khoảng biến đổi sinh học (KBĐSH) tại Bệnh viện Nội tiết TW giai đoạn 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên đối tượng gồm: 2437 kết quả IQC của 5 chỉ số trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: WBC, RBC, HGb; HCT, PLT ở 3 mức nồng độ, 36 kết quả EQC của 5 chỉ số trên; giá trị sai số tổng cho phép TEa. Kết quả nghiên cứu: kết quả sigma theo tiêu chuẩn CLIA phần lớn đều cao hơn so với khi được tính theo khoảng biến đổi sinh học(KBĐSH); các giá trị của sigma thấp đều nằm ở chỉ số HCT (TEa theo KBĐSH của HCT thấp nhất là 1,69; TEa theo CLIA sigma thấp nhất là 2,96). Với đặc thù, một lần thực hiện cho ra tất cả các chỉ số tế bào máu, nên các chỉ số khác vẫn phải kiểm soát cùng giống như HCT với quy luật Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kết luận: PXN cần xem xét lại phương pháp, kiểm soát IQC bằng đa quy tắc Westgard là 1:2S/2:2S/R:4S/4:1S/8X với N=4, R=2. Kiến nghị: về hiệu năng phương pháp theo sigma, nên sử dụng TEa theo khuyến cáo của CLIA do tiêu chuẩn của khoảng biến đổi sinh học khá chặt chẽ, làm cho PXN khó đạt được mục tiêu chất lượng.
Phòng xét nghiệm(PXN)y học quan trọng đối với việc chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi người bệnh[1].Một PXNđược trang bị tốt là một nền tảng vững chắc cho hoạt động tối ưu của mỗi hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các PXN là vô cùng quan trọng trong thời đại Y học dựa trên bằng chứng [2]. Six sigma là công cụđánh giá mức chất lượngnhằm kiểm soát và tăng độ chính xác của các quy trình kỹ thuật[3, 4],chất lượng được quy đổi về một đơn vị đo lường chung là điểm sigma. Điểm Sigma càng cao thì số sai sót trong quá trình thực hiện xét nghiệm càng thấp, đồng nghĩa với mức chất lượng cao. Đây là một cơ sởđể so sánh chất lượng giữa các PXN khácnhau, nhằm thúc đẩy việc chấp nhận sử dụng kết quảxét nghiệmgiữa các cơ sở khám chữabệnhtại Việt Nam trong bối cảnhBộ Y tế đang đẩy mạnh việc liên thông kết quả xét nghiệm theo Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2016[5].Bệnh viện Nội tiết TWlà một trong nhiều đơn vị tiên phong hưởng ứng thực hiện Quyết định 316/QĐ-TTg trong việc thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm.Mặcdù từ nhiều năm nay,khoa Huyết học& Chẩn đoán tế bàobệnh viện Nội tiết TWđãvà đangduy trì công tác đảm bảo chất lượngcho PXN. Tuynhiên, chưa có bất kì nghiên cứu một cách bài bản nàođể biết hiệu quả công việc này đang ở đâu?Chất lượng của một số xét nghiệm phổ biến nhất đang ở mức nào?Vìlý do đó, chúngtôi tiến hànhnghiên cứu“Ứngdụng Six sigma trong đánh giá hiệu năng xét nghiệm Tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào huyết học DxH-800 tại bệnh viện Nội tiết TW giai đoạn 2019-2021”.Với mục tiêu đánh giá hiệu năng phương pháp xét nghiệm tế bào máu ngoại vi trên máyđếm tế bào DxH-800bằng Six sigma khi TEa theo tiêu chuẩn CLIA và khoảng biến đổi sinh học (KBĐSH)tại Bệnh viện Nội tiết TW giai đoạn 2019-2021
Nguồn: https://luanvanyhoc.com