ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM CRIB VÀO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN TRẺ SƠ SINH NHẬP KHOA HỒI SỨC BV NĐ II 2000-2002

ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM CRIB VÀO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN TRẺ SƠ SINH NHẬP KHOA HỒI SỨC BV NĐ II 2000-2002

 ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM CRIB VÀO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN TRẺ SƠ SINH NHẬP KHOA HỒI SỨC BV NĐ II 2000-2002 

Phạm Lê An* 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện tại khoa Hồi sức BV NĐII trên 172 trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian 10/2000 đến 1/2002. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh với thang điểm Clinical Risk Index for Baby (CRIB) cùng các yếu tố nguy cơ khác. Kết quả: tỷ lệ tử vong 50,6% 
(87/172 ca), và tử vong nhóm bệnh Nội cao hơn nhóm bệnh Ngoại khoa. Không có khác biệt tỷ lệ tử vong về phái tính, phân bố địa dư, thời điểm nhập vào khoa, có dị tật bẩm sinh, có hạ đường huyết, có phẩu thuật. Nhóm sơ sinh nghiên cứu có 47,7% ca nhập vào cấp cứu do dị tật bẩm sinh (tiêu hoá, hô hấp, tim mạch), 15,1% ca suy hô hấp do các nguyên nhân ngoài dị tật, 18,6% ca do nhiễm khuẩn các loại. Trẻ có điểm số CRIB trên 10 có tử vong 96,8%. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy có các yếu tố nguy cơ tử vong như điểm số CRIB =8,5; tỷ sốPaO2/FiO2=120 ; có dùng trên 2 loại thuốc vận mạch, kiềm dư máu 
ĐM có giá trị âm tăng cao, pH máu ĐM =7,16, có phù cứng bì, dùng trên 3 loại kháng sinh đường TM, cân nặnglúc sanh dưới 2500g, có chỉ định thở máy ngay khi vào khoa. Trong các biến số nêu trên thì điểm số CRIB có khả năng phân cách tốt nhất nhóm sơ sinh tử vong và sống được nghiên cứu với diện tích dưới đường cong ROC AUC lớn nhất : (0,849; KTC95% 0,759- 0,958) so với các yếu tố còn lại (P <0,05, Asymtotic test). Phân tích các yếu tố nguy cơđã tìm được khi phân tích đơn biến với mô hình hồi quy logistic với 2 mô hình : Mô hình 1 chỉ gồm các yếutố lâm sàng cho thấy chỉ gồm có 4 yếu tố là điều trị toan chuyển hoá với thuốc qua đường TM, có phù cứng bì, cân nặng lúc sanh và có dùng trên 2 thuốc vận mạch với tỷ lệ % tiên đoán đúng tử vong của mô hình là71,3% và tiên đoán đúng toàn bộ cho hai nhóm tử vong và sống là 75%. Mô hình2 bao gồm yếu tố nguy cơ lâm sàng, cận lâm sàng chỉ còn điểm số CRIB và có phù cứng bì còn giá trị tiên đoán chính xác nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh trong dân số nghiên cứu (tỷ lệ % tiên đoán đúng tử vong 81,2% và tỷ lệ % tiên đoán đúng trong cả hai nhóm tử vong và sống là 78,2%) cả hai đều được định cở tốt với thử nghiệm Chi bình phươngphù hợp củaHosmer và Lemeshow, 10 độ tự do, p >0,05. Mô hình 2 có năng lực tốt hơn. 
Điểm số CRIB dể thu thập (khỏang 5 phút), có năng lực tốt và chính xác khi tiên đoán tử vong trên trẻ sơ sinh đủ tháng đủ cân và non tháng nhẹ câncó bệnh lý nội ngoại khoa, chưa có điều kiện dùng surfactant trong khoa cấp cứu sơ sinh. Nên kết hợp tiên đoán tử vong chủ quan bằng kinh nghiệm của BS 
âm sàng và thang CRIB + lâm sàng có dấu phù cứng bì để tăng chính xác khi tiên lượng tử vong cho trẻ sơ sinh nằm Hồi sức. 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment