UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT: CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ, PHẪU THUẬT VÀ KẾT QUẢ

UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT: CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ, PHẪU THUẬT VÀ KẾT QUẢ

 UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT: CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ, PHẪU THUẬT VÀ KẾT QUẢ

Văn Tần, Hoàng Danh Tấn, Nguyễn Cao Cương và CS
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Ung thư gan nguyên phát (UTGNP) là bệnh thường gặp ở Việt Nam. Vì đến trễ nên chỉ định điều trị và phẫu thuật (PT) phức tạp và kết quả (KQ) lâu dài chưa tốt. Mục tiêu: Nghiên cứu về dịch tễ, chẩn đoán, chỉ định điều trị, PT và KQ nhóm cắt gan trong UTGNP. Tư liệu và Phương pháp: Tiền cứu, mô tả cắt dọc nhóm BN bị UTGNP được cắt gan lớn trong tổng số 2324 TH được điều trị tại BV Bình Dân từ 1991 đến tháng 6 năm 2002. Kết quả: 457 BN bị UTGNP đã được cắt gan lớn. chiếm tỉ lệ 23.53% trong toàn nhóm (trừ 382 BN không đồng ý mổ). Hầu hết được phát hiện nhờ khám lâm sàng. Định bệnh xác định các khối u dựa trên SA và CT. Một số đặc diểm của nhóm cắt gan: Tuổi TB: 47, tỷ lệ nam/nữ: 3.08. U sờ được: 64%. Báng bụng: 12%. Tăng áp lực tĩnh mạch cữa: 6%. Hầu hết ở Child A và B. HbsAg (+): 73.15%. AFP cao hơn trị số bình thường: 74.74%. Xơ gan đại thể: 58%. 52% bướu ở gan phải. U > 6cm: 75.67%. Chỉ một u hay u tiếp cận: 84.01%. Hạch cuống gan: 14%. Bướu vỡ trước PT là 10%. Ung thư tế bào gan (HCC) là 92.25%. Cắt gan lớn được chỉ định khi khối u dầu lớn, còn nằm trong 1 thùy, 1 phân thùy hay 1 hay 2 hạ phân thùy và chức năng gan còn ở trong giai đoạn Child A hay Child B. Chống chỉ định cắt gan lớn ở giai đoạn Child C, trừ TH đặc biệt u bị vỡ. Phẫu thuật: Sau khi cắt bỏ các dây chằng để di động thùy gan phải hay trái có khối u phải cắt, phẫu tích cuống gan, nạo hạch, luồn dây giày để giữ các mạch máu thùy gan phải và trái, tách nhu mô gan theo rảnh phân thùy hay thùy, kẹp cuống gan tạm khi phẫu tích mặt gan cắt chảy máu nhiều. Riêng các tĩnh mạch gan thì chúng tôi tìm và kẹp-cắt sau khi phân tách chủ mô gan qua mặt cắt. 30% TH cắt gan trong nhóm bệnh nghiên cứu phải truyền máu. Thời gian mổ TB là 60 phút. BC và TV trong vòng 30 ngày là 17% và 4%. Các BC gồm chảy máu, áp xe dưới hoành, dò mật. KQ trung hạn: 73% số TH được theo dõi, TB 36 tháng (6 – 60 tháng). Còn sống: 32%. Bàn luận: Về dịch tễ, đa số UTGNP do viêm gan siêu vi B và phần lớn là HCC. Định bệnh tương đối dễ, lâm sàng và SA cũng đủ để xác định khối u, nhưng để giảm tỉ lệ mổ bụng thám sát không cần thiết thì nên chụp CT hay MRI. Trong nhóm bệnh của chúng tôi chỉ khoảng 1/2 TH, sau khi thám sát có chỉ định cắt gan, 1/2 còn lại, đa số được buộc ĐM gan thùy sau khi truyền hóa chất hay chích cồn tuyệt đối vào các khối u. Để cắt gan,chúng tôi ứng dụng PT theo sự phân chia của thùy, phân thùy hay hạ phân thùy. Mổ như thế, lượng máu mất do phẫu tích chủ mô gan không nhiều, lượng máu phải truyền trong lúc mổ giảm rất đáng kể và trong đa số các TH, chúng tôi không kẹp cuống gan. Ở hậu phẫu, rất ít TH mô gan còn lại bị hoại tử dẫn đến suy gan và những BC khác như đã tóm lược ở phần trên. KQ điều trị cho thấy, tuy tỉ lệ sống qua 3 năm hay hơn chỉ 32% và 20% chưa thấy u tái phát nhưng chỉ có cắt gan mới có hy vọng kéo dài thời gian, chất lượng sống và kể cả lành bệnh. Truyền hóa chất và lipiodol vào khối u sau khi làm thuyên tắc ĐM gan cho các u lớn mà chúng tôi chưa làm nhiều, có thể giúp tăng tỉ lệ cắt gan. Kết luận: UTGNP là bệnh ngoại khoa thường gặp. Nguyên nhân chính gây nên UTGNP ở Việt Nam là viêm gan SV- B. Đa số đến BV trễ nên định bệnh không khó.Nếu khối u có thể cắt bỏ được và chức năng gan cho phép thì cắt gan là phương pháp điều trị có hiệu quả nhất cho đến nay

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment