ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPARTIC NGÀ RĂNG VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG XÊ MĂNG CHÂN RĂNG
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPARTIC NGÀ RĂNG VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG XÊ MĂNG CHÂN RĂNG.Xác định tuổi để nhận dạng một cá thể là một phần quan trọng trong giám định pháp y. Hiện nay, các phương pháp truyền thống để xác định tuổi lúc chết ở người trưởng thành thường mang tính chủ quan. Nếu xác chết còn trong điều kiện tốt, tuổi có thể được xác định bằng cách quan sát các đặc điểm về hình thái, nhưng nếu bị thoái hóa biến chất trầm trọng, ước lượng tuổi phải dựa theo đặc điểm của xương hay răng [4] [67].
Trong pháp y, ước lượng tuổi xương thường dựa vào sự phát triển, tăng trưởng xương. Phương pháp này chỉ ước tính tuổi chính xác ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), kém chính xác khi tính tuổi lúc chết ở người trưởng thành, nhất là người lớn tuổi [4][28][30]. So với xương, răng là cơ quan ít bị ảnh hưởng hơn trong suốt quá trình bảo tồn và phân hủy. Ngoài ra răng còn được bảo vệ bởi xương ổ răng, mô nha chu, mô mềm ngoài mặt. Sự ổn định của răng khiến cho đôi khi răng trở thành bộ phận duy nhất của cơ thể được dùng để nghiên cứu [32][50].
Như vậy, răng là đối tượng nghiên cứu có nhiều ưu điểm trong giám định pháp y. Các phương pháp ước lượng tuổi răng thường dựa vào sự phát triển, khảo sát mô học răng và phản ứng sinh hóa (xảy ra cùng quá trình lão hóa) trong răng [4][38]. Xem thêm: Dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ và 1 số vấn đề về răng sứ thẩm mỹ.
Các phương pháp ước lượng tuổi dựa vào sự phát triển răng thường dựa trên sự mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn và dựa trên sự phát triển của răng trên phim X quang chỉ ước lượng tuổi được trong giai đoạn cá thể còn đang phát triển, trước khi răng cuối cùng hoàn tất đóng chóp [4].
Ngược lại, phương pháp ước lượng tuổi dựa vào khảo sát mô học răng và phản ứng sinh hóa ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan và có thể áp dụng cho độ tuổi bất kỳ.2
Trong đó, phương pháp ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng (thuộc nhóm khảo sát mô học) và ước lượng tuổi dựa vào quá trình triệt quang hóa axit aspartic trong ngà răng (thuộc nhóm sinh hóa) được quan tâm nhiều nhất vì có nhiều ưu điểm.
Là một trong ba mô cứng của răng (men, ngà, xê măng), xê măng tiếp tục được bồi đắp liên tục trong suốt đời sống. Khi quan sát dưới kính hiển vi, lớp xê măng chân răng có dạng như một loạt các đường hay những dải băng sáng tối xen kẽ. Hiện tượng này còn được gọi là sự kết vòng của xê măng chân răng. Nhiều tác giả như Lieberman (1994), Kagerer (2001) cho rằng mỗi một cặp đường tương ứng với một năm trong đời sống và có thể sử dụng để ước lượng tuổi cho một cá thể.
Bằng cách thêm số tuổi của chân răng với số lượng các vòng trên lớp xê măng sẽ ước lượng được tuổi lúc chết hay lúc nhổ răng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện không cần kỹ thuật phức tạp, tuy nhiên phần nào cũng bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát [14][19][32][33] [41][47][93].
Phương pháp ước lượng tuổi dựa vào quá trình triệt quang axit aspartic dựa vào sự thay đổi thành phần axit aspartic dạng D và L trong quá trình triệt quang. Quá trình triệt quang xảy ra cùng với quá trình lão hóa nên hạn chế được những khó khăn do sự đa dạng của cá thể. Đặc biệt phương pháp này không cần phải đánh giá
sự sai biệt giữa các quan sát viên vì nó dựa trên sự đánh giá khách quan và vì vậy không đòi hỏi huấn luyện định chuẩn và kinh nghiệm của người đánh giá.
Phương pháp ước lượng tuổi dựa trên phản ứng triệt quang axit aspartic trong ngà răng được Helfman và Bada giới thiệu lần đầu vào năm 1976, và hiện nay được coi là một trong những phương pháp khách quan và chính xác nhất ước tính tuổi lúc chết ở người trưởng thành trong lĩnh vực pháp y. Nếu tiến hành cẩn trọng, phương pháp ước lượng tuổi này có thể có độ chính xác đến ± 3 năm [9] [36] [83] [90].
Mặc dù phương pháp ước lượng tuổi pháp y dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và sự tăng trưởng của xê măng chân răng có nhiều ưu điểm nhưng ở Việt Nam lại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Với mong muốn cung cấp thêm3 phương pháp ước lượng tuổi cho người trưởng thành Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng răng cối nhỏ thứ nhất với mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá phương pháp ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng và sự tăng trưởng của xê măng chân răng.
Mục tiêu chuyên biệt
1- Ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng của răng cối nhỏ thứ nhất dựa theo công thức của Ohtani (2003), từ đó đánh giá sự phù hợp của công thức Ohtani khi ước lượng tuổi trên người Việt.
2- Xây dựng phương trình hồi quy để ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng của răng cối nhỏ thứ nhất.
3- Ước lượng tuổi người Việt dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng răng cối nhỏ thứ nhất.
4- So sánh độ sai lệch giữa hai phương pháp ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng răng cối nhỏ thứ nhất
MỤC LỤC
Lời cam đoan…………………………………………………………………………………………….iii
Danh mục chữ viết tắt…………………………………………………………………………………iv
Thuật ngữ Anh –Việt…………………………………………………………………………………..v
Danh mục hình ………………………………………………………………………………………….vi
Danh mục bảng, biểu đồ …………………………………………………………………………….vii
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………..4
1.1 Các phương pháp ước lượng tuổi dựa vào răng………………………………………….. 4
1.2 Sự triệt quang axit amin………………………………………………………………………….9
1.3 Các nghiên cứu liên quan ước lượng tuổi dựa vào axit aspartic ngà răng ……… 15
1.4 Sự tăng trưởng của xê măng chân răng …………………………………………………… 25
1.5 Các nghiên cứu liên quan ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng
chân răng………………………………………………………………………………………………… 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………….. 36
2.1 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 36
2.2 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 36
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….. 36
2.4 Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………… 37
2.5 Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 38
2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập dữ liệu………………………………….. 39
2.7 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………… 41
2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu………………………………………………………………. 49
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………….. 52
Chương 3. KẾT QUẢ ………………………………………………………………………………. 53
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 53
3.2 Ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng…………………. 55
3.3 Ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng xê măng ……………………………………… 65ii
3.4 So sánh hai phương pháp ước lượng tuổi ………………………………………………… 72
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………. 73
4.1 Mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 73
4.2 Ước lượng tuổi theo thành phần axit aspartic ngà răng ……………………………… 82
4.3 Ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng xê măng chân răng ……………………….. 91
4.4 So sánh hai phương pháp ước lượng tuổi ………………………………………………. 102
4.5 Ưu khuyết điểm của nghiên cứu ………………………………………………………….. 106
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………… 108
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….. 110
Danh mục công trình đã công bố có liên quan …………………………………………….. 111
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 a- Ánh sáng tự nhiên, b- Ánh sáng phân cực……………………………………. 10
Hình 1-2 Sự thay đổi cấu trúc chung từ L axit amin đến D axit amin………………… 11
Hình 1-3 Hình ảnh các đường kết vòng ở lớp xê măng …………………………………… 26
Hình 1-4 Lát cắt ở răng cửa được đốt nóng đến 800oC……………………………………. 34
Hình 1-5 Lát cắt từ mẫu không xử lý nhiệt (bên trái) so với mẫu được xử lý nhiệt ở
600oC (bên phải)………………………………………………………………………………………. 34
Hình 2-6 Máy HPLC 1200 (Agilent, USA)…………………………………………………… 39
Hình 2-7 Hình ảnh trên tiêu bản (nhóm TCA) được chuyển lên máy tính ………….. 40
Hình 2-8 Các giai đoạn lấy mẫu ngà răng …………………………………………………….. 42
Hình 2-9 Dụng cụ lấy mẫu ngà răng ……………………………………………………………. 42
Hình 2-10 Mẫu răng nhóm AAR ………………………………………………………………… 43
Hình 2-11 Mẫu răng nhóm TCA được ngâm trong dung dịch formol trung tính … 46
Hình 2-12 Cách lấy mẫu răng để làm tiêu bản quan sát TCA…………………………… 46
Hình 2-13 Độ dày của toàn bộ lớp xê măng………………………………………………….. 48
Hình 2-14 Độ dày giữa 2 lớp xê măng…………………………………………………………. 49
Hình 3-15 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu
nghiên cứu Trần Khánh N. (13 tuổi)……………………………………………………………. 65
Hình 3-16 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu
nghiên cứu Lê Thị Thanh T (30 tuổi)…………………………………………………………… 65
Hình 3-17 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu
nghiên cứu Nguyễn Văn P (56 tuổi)…………………………………………………………….. 66
Hình 3-18 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu
nghiên cứu Lê Thị D. (76 tuổi) …………………………………………………………………… 66
Hình 4-19 Mẫu ngà răng trong nghiên cứu của Rastogi và cs (2017) ………………… 86
Hình 4-20 Hình ảnh các đường xê măng quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại
400 lần, mẫu nghiên cứu Vũ Thị Thu H. (46 tuổi) …………………………………………. 93vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1-1 Một số bệnh lý có liên quan đến sự tích tụ axit amin dạng D……………… 11
Hình 1-2 Sự thay đổi cấu trúc chung từ L axit amin đến D axit amin với một bước
trung gian ……………………………………………………………………………………………….. 11
Bảng 1-2 Tương quan giữa mức độ triệt quang Asp và tuổi…………………………….. 16
Bảng 1-3 So sánh tốc độ triệt quang Asp ngà răng giữa các răng……………………… 18
Bảng 1-4 Một số nghiên cứu về ước lượng tuổi dựa vào thành phần Asp ngà răng 19
Bảng 1-5 So sánh độ chính xác giữa ba phương pháp ước lượng tuổi ……………….. 31
Bảng 1-6 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và với tuổi thật theo các độ tuổi
của Meinl và cs (2008) …………………………………………………………………………….. 32
Bảng 1-7 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo các độ tuổi của
Obertova và Francken (2009) …………………………………………………………………… 33
Bảng 2-8 Mô tả các biến nghiên cứu……………………………………………………………. 38
Bảng 3-9 Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi………………………………………… 53
Bảng 3-10 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm AAR theo giới và nhóm tuổi …………… 54
Bảng 3-11 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm AAR theo phần hàm………………………. 54
Bảng 3-12 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm TCA theo giới và nhóm tuổi……………. 54
Bảng 3-13 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm TCA theo phần hàm ………………………. 54
Bảng 3-14 So sánh tuổi thật và tuổi ước lượng theo Ohtani (2003) ………………….. 58
Bảng 3-15 Tương quan giữa tuổi thật và tỷ lệ D/L Asp…………………………………… 59
Bảng 3-16 So sánh tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật…………………………………. 61
Bảng 3-17 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo nhóm tuổi …… 61
Bảng 3-18 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo nhóm
tuổi………………………………………………………………………………………………………… 62
Bảng 3-19 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật…………….. 62
Bảng 3-20 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo giới…………….. 63
Bảng 3-21 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo giới .. 63
Bảng 3-22 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo phần hàm…….. 63viii
Bảng 3-23 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo phần
hàm ……………………………………………………………………………………………………….. 64
Bảng 3-24 Đánh giá phương trình hồi quy trên mẫu kiểm chứng……………………… 64
Bảng 3-25 Tương quan giữa tuổi thật và số vòng xê măng ……………………………… 67
Bảng 3-26 So sánh tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật ……………………………….. 68
Bảng 3-27 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật………………………… 68
Bảng 3-28 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo nhóm
tuổi (trên và dưới 40 tuổi)…………………………………………………………………………. 69
Bảng 3-29 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA so với tuổi thật………. 70
Bảng 3-30 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo giới …………… 70
Bảng 3-31 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo giới. 71
Bảng 3-32 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo phần hàm …… 71
Bảng 3-33 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo phần
hàm ……………………………………………………………………………………………………….. 71
Bảng 3-34 So sánh sai lệch tuyệt đối của tuổi ước lượng theo TCA giữa hai thời
điểm mọc răng…………………………………………………………………………………………. 72
Bảng 3-35 Sai lệch tuyệt đối giữa 2 phương pháp ước lượng tuổi…………………….. 72
Bảng 4-36 Tương quan giữa tuổi và D/L Asp ngà răng ở các nghiên cứu ………….. 84
Bảng 4-37 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật…………….. 87
Bảng 4-38 Tương quan tuổi và tỷ lệ D/L Asp theo tuổi…………………………………… 91
Bảng 4-39 Tương quan giữa tuổi và TCA…………………………………………………….. 94
Bảng 4-40 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo tuổi …………… 96
Bảng 4-41 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật …………… 98
Bảng 4-42 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo nhóm
tuổi………………………………………………………………………………………………………. 10