Vai trò của bão hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên trong gây mê và hồi sức bệnh nhân mổ tim mở

Vai trò của bão hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên trong gây mê và hồi sức bệnh nhân mổ tim mở

Việc hồi sức trong và sau mổ đòi hỏi cần có những điểm đích (end-points) khách quan. Theo dõi bão hoà oxy máu tĩnh mạch trộn tức máu của động mạch phổi (SvO2) có giá trị hướng dẫn điều trị và tiên lượng tốt ở bệnh nhân mổ tim mở và ở các bệnh nhân nặng khác [2, 3, 5].
SvO2 = SaO2 – [VO2 : (1,38 x Hb x CO)] và bình thường bằng 60 – 80%.
Như vậy, SvO2  phụ thuộc 4 yếu tố là bão hoà oxy động mạch (SaO2), tiêu thụ oxy cơ thể (VO2), huyết sắc tố (Hb) và lưu lượng tim (CO). Đo SvO2 đòi hỏi phải đặt catête Swan-Ganz vào động mạch phổi là kỹ thuật đắt tiền, phức tạp và có nhiều nguy cơ. Gần đây, một số tác giả nước ngoài đã dùng và coi điểm đích của bão hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên (ScvO2) là ≥ 70% vì kỹ thuật này đơn giản, ít tốn kém, ít xâm lấn và ít biến chứng hơn. Ở nước ta, bão hoà oxy máu nhĩ phải (SraO2) có tương quan rất mạnh và chặt chẽ với SvO2 (r = 0,83 và p < 0,01) ở bệnh nhân mổ tim mở [1]; tuy nhiên
không nên đặt catête vào nhĩ phải vì có thể gây loạn nhịp, chấn thương và thủng cơ tim. Nghiên cứu này có hai mục tiêu:
1.    Đánh giá khả năng thay thế bão hoà oxy máu tĩnh mạch trộn (SvO2) bằng bão  hoà oxy máu tĩnh mạch chủ trên (ScvO2).
2.    Đánh giá mối liên quan giữa ScvO2   với chỉ số tim (CI) và sức cản mạch máu ngoại vi (SVR).
II.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng
–    Tiêu chuẩn nghiên cứu: Các bệnh nhân  mổ tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể đẳng  nhiệt, trên  15  tuổi,  có  chỉ  định  và  đồng  ý  đặt  catête Swan-Ganz.
–    Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có shunt trong tim chưa được sửa, có chống chị định đặt catête Swan-Ganz, có tai biến bất ngờ về mổ và về gây mê hồi sức.
2.    Phương pháp
–    Thiết kế  nghiên cứu: tiến  cứu, cắt  ngang, phân tích. Mẫu nghiên cứu n là số cặp xét nghiệm đồng thời SvO2  và ScvO2  ở 35  bệnh  nhân được đặt Swan-Ganz.
–    Tiến hành: Các bệnh nhân được mổ, gây mê, hồi sức, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, monitoring theo  phác  đồ  thường quy.  Sau  gây  mê,  catête Swan-Ganz  số  7  Fr  được  luồn  qua  ống  nòng (introducer) ở tĩnh mạch cảnh trong phải vào động mạch phổi. Đầu xa của  ống  nòng (ở phần dưới tĩnh mạch chủ trên) và của catête Swan-Ganz (ở động mạch phổi)  được  xác định nhờ phẫu thuật viên sờ khi mở ngực, bằng dạng sóng động mạch phổi trên  monitoring và bằng chụp ngực sau mổ. Lấy mẫu xét nghiệm đồng thời khí máu đo độ bão hoà oxy của máu động mạch phổi  (lấy qua đầu xa của catête Swan-Ganz) và máu tĩnh mạch chủ trên (lấy qua đầu xa của ống nòng) bằng máy  AVL- Compact 2 tại 4 thời điểm là T1 (sau khi đặt xong catête Swan-Ganz), T2 (15 phút sau khi về phòng hồi sức tim), T3 (15 phút sau khi rút nội khí quản) và T4 (khi giảm chỉ số tim < 2,1 lít/phút/m2). Thân nhiệt được giữ ở 36 – 370C, hemoglobin > 10 g/dl, SaO2 > 95% ở các thời điểm đo.
SvO2 là một điểm đích của hồi sức nhưng cần đặt catête Swan-Ganz rất phức tạp, đắt tiền và nhiều biến chứng. Mục tiêu: (1) Đánh giá khả năng thay thế SvO2 bằng ScvO2; (2) Đánh giá vai trò của ScvO2 để định hướng CI và SVR. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt dọc, phân tích. 35 bệnh nhân mổ tim mở được đặt catête Swan-Ganz vào động mạch phổi. Đo và tính mối tương quan, sự phù hợp giữa ScvO2 với SvO2 và với CI, SVR. Kết quả: Tổng số 135 mẫu. ScvO2 tương quan rất mạnh (r = 0,82; p < 0,01) và phù hợp tốt với SvO2. ScvO-2 tương quan đồng biến (r = 0,4) với CI nhưng nghịch biến mạnh (r = – 0,6) với SVR khi MAP < 65 mmHg. Kết luận: (1)Có thể dùng ScvO2 thay cho SvO2, (2) ScvO2 tương quan thuận với CI và nghịch với SVR ở bệnh nhân tụt huyết áp.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment