VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ ĐỊNH LIÊN ĐÁP ỨNG BÙ DỊCH TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ ĐỊNH LIÊN ĐÁP ỨNG BÙ DỊCH TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Lê Hữu Thiện Biên, Huỳnh Quang Đại, Mai Anh Tuấn,
Phan Vũ Anh Minh, Phạm Thị Ngọc Thảo
DOWNLOAD BÀI GIẢNG Ở CUỐI BÀI
– Sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn gây tử vong 40 – 60%.
– Thực hiện theo khuyến cáo quốc tế về kiểm soát và điều trị nhiễm khuẩn (Surviving Sepsis Campaign) đã chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn và đang được áp dụng rộng rãi.
– Sốc nhiễm khuẩn là một giai đoạn của một quá trình liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: có đủ 3 tiêu chuẩn sau:
– Nhiễm khuẩn nặng có nguồn nhiễm khuẩn.
– Rối loạn chức năng ít nhất một cơ quan.
– Hạ huyết áp không đáp ứng với bù dịch.
– Xét nghiệm:
+ Khẳng định nhiễm khuẩn như CTM, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, máu lắng, CRP, procalcitonin.
+ Lactat máu.
2. Chẩn đoán phân biệt
– Sốc giảm thể tích: mất nước hoặc mất máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm (ALTMTT) thấp, sốc đáp ứng tốt với bù dịch hoặc máu.
– Sốc tim: xảy ra sau nhồi máu cơ tim cấp với EF thấp.
– Sốc phản vệ: thường liên quan đến các dị nguyên với các biểu hiện quá mẫn.
3. Chẩn đoán nguyên nhân
– Hỏi bệnh và khám bệnh tìm đường vào của nhiễm khuẩn.
– Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, Xquang tim phổi, CT scan … giúp chẩn đoán đường vào nhiễm khuẩn.
– Cấy máu: lấy 2 mẫu, một mẫu qua đường tĩnh mạch đã lưu trên 48 giờ và một mẫu qua đường ngoại vi, lưu ý lấy máu trước khi dùng kháng sinh.
– Soi, cấy các loại dịch cơ thể nếu nghi ngờ đó là đường vào hoặc ổ di bệnh như: đờm, nước tiểu, mủ màng phổi
4. Chẩn đoán mức độ nặng
– Có tiến triển suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng.
– Lactat tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc.
DOWNLOAD BÀI GIẢNG TẠI ĐÂY : https://goo.gl/uw3kEJ
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm trùng ở bệnh nhân lơxêmi cấp người lớn tại Viện Huyết học
Nguồn: https://luanvanyhoc.com